Trồng sen kết hợp nuôi cá cho hiệu quả gấp 5 lần lúa

Xã miền núi Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã tìm một hướng đi mới đó là trồng sen kết hợp nuôi cá. Mô hình này mang lại hiệu quả gấp 4-5 lần trồng lúa.

Trồng sen kết hợp nuôi cá ở xã miền núi Quang Sơn
Hình minh họa. Nguồn Internet

Quang Sơn là xã miền núi của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình với dân số hơn 6.000 người, diện tích tự nhiên gần 750 ha; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 209 ha. Do sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng lúa những năm qua không cho hiệu quả do địa hình thấp trũng nên người dân đã tìm hướng đi mới, chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá.

Những ngày hè tháng 7, trên cánh đồng sen bạt ngàn của xã Quang Sơn, gia đình ông Trần Văn Tuyền tất bật với công việc thu hoạch sen. Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 5 - 6 tháng có thể cho thu hoạch rải rác trong 1 - 2 tháng. Vào thời điểm chính vụ, gia đình ông Tuyền phải thuê thêm lao động thời vụ để hỗ trợ công việc thu hoạch đài sen và bóc tách hạt sen.

Từ khi sen được thu hoạch đến nay, bình quân 2 - 3 ngày gia đình ông thu hoạch 1 lần sau đó tách hạt sen bán tươi hoặc khô. Trước đây, trên diện tích 3 ha đất nông nghiệp của gia đình trồng lúa nhưng do sản lượng thấp, lại hay bị ngập lụt vào mùa mưa nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Từ khi có chủ trương chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, ông Tuyền đã lựa chọn trồng sen kết hợp thả cá chép, rô phi.

Năm nay, nhờ chọn được giống sen tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc nên sen của gia đình ông Tuyền đạt chất lượng cao, hạt sen to, đẹp. Ông Tuyền dự kiến tổng thu hoạch sẽ đạt trên 2 tấn hạt sen và 4 tấn cá, trừ chi phí còn lãi hơn 150 triệu đồng. Ông Trần Văn Tuyền khẳng định sau 4 năm chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng sen cho hiệu quả gấp 4, 5 lần so với trồng lúa.

Sen là loại dễ trồng, chi phí ban đầu thấp, ít sâu bệnh, khả năng chống chọi sâu bệnh cao, không tốn công chăm sóc và phù hợp đồng đất địa phương. Gia đình ông Tuyền là 1 trong hàng chục hộ nông dân ở xã Quang Sơn đã quyết định chuyển đổi diện tích đất trũng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng sen lấy hạt kết hợp nuôi cá cho thu nhập cao, ổn định. Đây đang là hướng đi có nhiều triển vọng cho người nông dân ở Quang Sơn nói riêng.

Từ năm 2014 đến nay người dân Quang Sơn đã chuyển đổi 60 ha đất nông nghiệp trồng lúa sang trồng sen lấy hạt kết hợp thả cá nhằm tận dụng và nâng cao thu nhập trên một diện tích sản xuất.

Từ một vài hộ nhỏ lẻ ban đầu tham gia, chủ yếu trồng trên những thửa đất thấp trũng. Sau một thời gian nhận thấy trồng sen cho thu nhập cao, nhiều hộ gia đình trong xã đã mạnh dạn đầu tư, phát triển diện tích. Dự kiến diện tích sẽ sẽ tăng thêm 30 ha trong năm 2018. 

Người dân Quang Sơn chỉ trồng sen lấy hạt nên giống sen cũng được lựa chọn kỹ càng. Nhờ am hiểu tường tận kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản hạt sen... nên chất lượng sen nơi đây rất tốt không chỉ dùng trong bữa ăn hàng ngày và còn được sử dụng trong các bài thuốc.

Hiện nay, thị trường đầu ra của sản phẩm hạt sen tương đối ổn định, đến mùa sen các công ty dược phẩm, bánh kẹo hoặc các thương lái đều đến ký hợp đồng và thu mua trọn gói với người trồng sen. Năm nay, giá sen khô được thu mua ở Quang Sơn khoảng 70.000 đồng/kg, sen tươi 35.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Phú Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Sơn cho biết: “Sen là loài cây dễ trồng được dùng làm thuốc từ gốc tới ngọn. Sau gần 4 năm, mô hình trồng sen lấy hạt kết hợp thả cá tại địa phương đã khẳng định được năng suất, chất lượng sản phẩm và ổn định thu nhập cho người dân đúng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ định hướng, hỗ trợ người dân trồng sen phát triển thêm các dịch vụ từ sen như du lịch sinh thái, chụp ảnh… để tăng nguồn thu từ sen”.

Trồng sen kết hợp nuôi cá, nuôi cá trồng sen

Nông dân xã Quang Sơn thu hoạch sen. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Đánh giá cao hiệu quả của mô hình trồng sen kết hợp của nông dân xã Quang Sơn, bà Tạ Thị Thế, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Tam Điệp khẳng định: “Khai thác, tận dụng lợi thế diện tích đất ở vùng trũng thấp để trồng sen lấy hạt của người dân Quang Sơn không chỉ nâng cao mức thu nhập kinh tế hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái ở vùng nông thôn.

Hội Nông dân thành phố Tam Điệp sẽ tiếp tục vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây có năng suất, chất lượng vào sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân; trong đó có cây sen.

BNEWS/TTXVN
Đăng ngày 26/07/2017
Thủy Dung
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:53 29/03/2024