Trong vài giờ, cá chết trắng sông Cổ Cò

Cá nuôi chết ở sông Cổ Cò đoạn qua phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng khiến người dân rơi vào cảnh trắng tay.

Trong vài giờ, cá chết trắng sông Cổ Cò
Cá chết trắng sông Cổ Cò. Ảnh Nguyễn Tri

Chiều 17-7, trao đổi với báo Pháp Luật TP HCM, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, cho biết khoảng 1 giờ sáng cùng ngày, người dân phát hiện cá tự nhiên chết nổi khắp mặt sông Cổ Cò đoạn chảy qua địa bàn phường.

Cũng theo lời ông Nghĩa, trên đoạn sông Cổ Cò có tất cả 31 hộ nuôi cá lồng. Đến sáng nay, có khoảng 11 hộ bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại khoảng 80 tấn cá. Số lượng cá chết chủ yếu là điêu hồng và cá dìa.

“Chúng tôi thống kê được thì có 20 tấn cá đã chết và 60 tấn cá gần chết được bà con bán rẻ cho các thương lái. Hiện, chúng tôi đã lấy mẫu nước về kiểm tra, đồng thời không cho bà con đem cá đi chôn để khỏi ảnh hưởng đến môi trường. Đến trưa, UBND quận đã hỗ trợ xe để bà con mang cá lên bãi rác Khánh Sơn tiêu hủy”- ông Nghĩa cho biết.

Còn theo lời kể của ông Từ Văn Mười, trú phường Khuê Mỹ, hôm qua cá vẫn khỏe mạnh, đến 3 giờ sáng nay ra kiểm tra thì thấy cá chết đồng loạt không rõ nguyên nhân.

cá chết, cá chết Cổ Cò, nuôi cá, sông Cổ Cò, nuôi cá lồng,
Cá chết không rõ nguyên nhân. Ảnh: NGUYỄN TRI.

“Cá đang trong thời kỳ thu hoạch, giờ lại chết trắng không rõ nguyên nhân nỗi trắng trên mặt nước. Tôi phải vay mượn để mua thức ăn và giống, nhưng giờ cá chết sạch không biết phải lấy tiền đâu để trả nợ”- ông Mười nói.

Theo thống kê của ông Mười, gia đình ông có 5 bè với khoảng 8 tấn cá chết, mỗi con có trọng lượng khoảng 1kg/con. Với giá thị trường hiện tại cá điều hồng có giá 40 ngàn/kg, cá dìa 150 ngàn/kg thì gia đình đã mất trắng hơn 360 triệu đồng.

Hiện, gia đình ông Mười phải bán rẻ số cá này cho các thương lai để làm thức ăn gia súc với giá 40 ngàn đồng/kg với hy vọng có thể thu lại một khoảng tiền cũng như để khỏi ảnh hưởng đến môi trường.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 17/07/2017
Bài ảnh: Nguyễn Tri
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:25 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:25 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:25 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:25 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:25 25/04/2024