Trúng đậm mực biển

Mùa mực năm nay tương đối được mùa. Có những chuyến, chỉ riêng mực, anh Tân đã đánh được cả vài chục cân thậm chí lên đến hàng tạ...

mực
Mực biển được bán tại bờ

8h30, bờ biển xã Hải Đông (huyện Hải Hậu, Nam Định) dần đông người. Từ ngoài biển, chiếc thuyền 12 mã lực của anh Nguyễn Văn Tân tiến thẳng vào bờ. Ông Trần Văn Nuộm (bố vợ anh Tân) chạy ra đón. "Được nhiều không con?", ông Nuộm hỏi. "Chuyến này đi, bắt được nhiều mực bố ạ!", anh Tân đáp lại. Ông Nuộn vui sướng: "Thế là “trúng quả” rồi đấy".

Không chỉ riêng gia đình bố con ông Nuộm trúng quả mà nhiều hộ khác cũng vui mừng, sung sướng khi vào bờ. Bởi, họ cũng trúng đậm mực sau nhiều tiếng lênh đênh ngoài biển.

Với gần 30 năm gắn bó với biển, nên anh Tân thuộc lòng từng hướng gió, con nước. “Bây giờ thời tiết diễn biến bất thường, tôm, cá cũng không nhiều như trước kia. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người sắm tàu lớn đánh cá nên công việc của chúng tôi cũng khó khăn hơn. Vì vậy, với những ngư dân ven bờ, không còn cách nào khác là phải siêng năng, cần cù để bù lại”, anh Tân chia sẻ.

Theo anh Tân, thời gian gần đây, ngoài biển đều gặp gió đông, đây chính là dạng thời tiết lý tưởng để đánh bắt mực. Mùa mực hằng năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến nay, mực tiếp tục sinh sản thêm đợt mới nên tháng 7, tháng 8 ngư dân vẫn có thể đánh bắt.

Mùa mực năm nay tương đối được mùa. Có những chuyến, chỉ riêng mực, anh Tân đã đánh được cả vài chục cân thậm chí lên đến hàng tạ. Đối với những hộ đánh bắt gần bờ như gia đình anh Tân, mỗi chuyến tàu về đầy mực là “thắng lợi”.

Theo ngư dân nơi đây, có 2 loại mực mà họ hay kéo lưới được là mực trứng (hay còn gọi là mực đóc, mực cơm, một số nơi còn gọi là mực sữa) và mực ống. Cả hai loại mực này thon mình, hơi dài, đuôi nhọn.

Sau nhiều tiếng lênh đênh ngoài biển, họ cập bến đem về hàng khay mực trứng, tươi đến mức da còn bóng loáng, óng ánh những chấm hồng chấm tía, hai chấm mắt đen láy, râu không nhão, bụng hơi căng.

“Đi biển khoái nhất là đánh bắt được mực, bởi so với các loại hải sản khác, mực là loại giữ giá nhất. Khác với các loại hải sản khác như tôm thuyền, cá… mực thường được ngư dân gỡ ngay ngoài biển, bỏ vào trong những thùng, khay xốp, xô, chậu có chứa nước hoặc đá lạnh để đảm bảo khi vào bờ mực vẫn tươi ngon”, anh Tân vui mừng.

Trên bờ, thương lái, phu cá đã sốt sắng chờ sẵn. Từ các thuyền, từng khay mực đầy được bê lên và nhanh chóng được cân, sắp lên xe chở đi tiêu thụ. Theo ngư dân, mực trứng được bán tại bến với giá 80 nghìn đồng/kg còn mực ống kích thước bằng ngón tay có giá 50 nghìn đồng/kg, loại to hơn có giá dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg... Cá biệt, có những hôm ngư dân đánh được những mẻ mực ống khá to, tầm 7, 8 con/kg thì bán giá cao hơn nhiều.

Theo tính toán của các ngư dân, trung bình sau mỗi chuyến ra khơi, họ “đút túi” từ 1,5 - 2 triệu đồng/chuyến. Trong đó tiền bán mực là chủ yếu. “Hôm nay, tôi đánh bắt được hơn 1 yến mực các loại nên bán được hơn 1 triệu đồng, còn lại là tiền bán cá, tôm… Tính ra, hôm nay gia đình tôi thu về gần 2 triệu đồng tiền hải sản”, anh Tân phấn khởi.

Còn chị Đinh Thị Hoa (xã Hải Đông) cho hay: "Nếu thời tiết thuận hòa, trúng mùa, trừ chi phí ăn uống, dầu máy… mỗi tháng chúng tôi có thể thu về hàng chục triệu đồng, bõ công làm lụng vất vả. Mực mà ngư dân Hải Đông đánh bắt được rất ngon, dầy mình, trứng nhiều, ăn ngọt và giòn thịt nên được nhiều khách hàng ưa chuộng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mưc trứng được thương lái thu mua, sau đó xuất sang Trung Quốc còn mực ống được họ thu mua và bán lại cho các nhà hàng quanh khu vực.

Nông Nghiệp Việt Nam, 16/08/2017
Đăng ngày 16/08/2017
Mai Chiến
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 21:19 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 21:19 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:19 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 21:19 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:19 16/04/2024