Tỷ phú nuôi tôm lâm cảnh nợ nần sau cơn bão

Không ít người dân ở vùng ven biển Nghệ An đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi tôm, nhưng chỉ sau cơn bão số 10 vừa qua bỗng chốc trở nên trắng tay và lâm vào cảnh nợ nần.

Tỷ phú nuôi tôm lâm cảnh nợ nần
Đầm tôm của một người dân ở Quỳnh Lưu sau bão

Hàng chục tỷ đồng trôi ra biển

PV báo điện tử VTC News vừa có mặt ở xã Yên Hòa (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh hàng ngàn ao đầm, vuông tôm của người dân bị nước biển xóa sổ.

Một số người dân phản ánh, sau cơn bão số 10, mặc dù mưa chưa phải là to nhất từ trước tới nay và gió cũng chỉ đạt cấp 8, cấp 9 nhưng mực nước biển dâng cao hơn ao đầm từ 1,5 đến 2m.

Vì thế, hàng trăm hộ dân nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần chồng chất khi hệ thống ao đầm nuôi tôm bị nước biển tràn vào xóa sạch. Hàng ngàn tấn tôm của bà con nông dân trôi theo triều cường của biển.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Sóng biển dâng cao tràn vào đất liền khiến hàng trăm hộ dân nuôi tôm ở Nghệ An trắng tay 

Anh Hoàng Văn Tư (ở xóm Hồng Phong, xã An Hòa) cho biết, gia đình anh có hơn 3 ha ao đầm nuôi tôm. Vừa qua, vợ chồng anh còn đầu tư mua mới 60 mô tơ điện, hai máy phát điện nhưng sau cơn bão số 10, nước biển tràn vào bị ngập làm hư hỏng toàn bộ. Chỉ mới nhẩm tính sơ sơ, gia đình anh Tư cũng đã thiệt hại hơn 3 tỉ đồng.

Đứng trước vuông tôm bị tàn phá, chị Hải (một người dân cùng xóm Hồng Phong) cho biết, gia đình thả 2,4 triệu con tôm trong 17 ao, trong đó có khoảng 1,5 triệu con nuôi đạt 62 ngày là tôm thương phẩm, 90 vạn con đang ươm 32 ngày. Nếu như không có bão số 10 thì chỉ vài ngày tới, 1,5 triệu con tôm thương phẩm kia sẽ thu hoạch đạt xấp xỉ 3 tỉ.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Một số vật dụng dùng để nuôi tôm bị sóng đánh hỏng 

Một số hộ dân ở xóm Tân Thắng (xã An Hòa) cho biết, nhiều hộ dân ở đây cũng mất tiền tỷ khi ao đầm nuôi tôm sắp thu hoạch đã bị cuốn ra biển. Một số hộ bị thiệt hại nặng như hộ gia đình anh Hoàng Văn Thắng, anh Hoàng Văn Cừ...

Theo quan sát của phóng viên, sau bão số 10 đã mấy ngày, nhưng cảnh nham nhở tàn phá của nước biển khiến ao đầm vắng tanh. Người dân không dám ra đầm vì không còn một con tôm sống sót lại, nhiều đoạn mương, đường ngăn mặn bị đứt sâu hàng chục mét.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Đầu tư tiền tỷ để sau bão bà con vớt vát được ít tôm sót lại 

Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết: Toàn xã có 44 ha ao đầm nuôi tôm thì có tới 20 ha bị nước biển ngập sâu xóa sổ hoàn toàn. Tổng thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra là 13 tỉ đồng thì riêng các hộ nuôi tôm đã mất hơn 10 tỉ.

Hiện nay, chính quyền địa phương đang thông báo các hộ dân thống kê chi tiết về mức độ thiệt hại do bão gây ra để báo cáo cấp trên đề nghị tìm cách tháo gỡ khó khăn cho bà con.

Tỷ phú nuôi tôm lâm cảnh nợ nần

Nằm dọc tuyến bãi ngang của huyện Quỳnh Lưu, một số xã Quỳnh Yên, Quỳnh Hậu, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thạch…, nhiều hộ dân đã bỏ vốn nuôi chung. Sau cơn bão lịch sử này, hàng trăm ha đầm tôm của bà con đã mất trắng.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Một số hộ dân ở xã Quỳnh Yên từng được mệnh danh là tỷ phú nuôi tôm nhưng sau bão, họ đang đối mặt với nguy cơ nợ nần. Một số hộ dân trong xã thiệt hại nặng như: Hộ ông Nguyễn Thế Dũng, Nguyễn Hải Đường, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Văn Báu, bà Nguyễn Thị Hiền… Mỗi hộ gia đình này thiệt hại từ 1,5-2 tỉ đồng.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thuỷ sản thiệt hại do mưa bão
Tôm chết do sóng đánh dạt khít bờ 

Bà Nguyễn Thị Hiền, một người dân xã Quỳnh Yên chia sẻ, do phải chứng kiến cảnh hàng ngàn mét bạt xung quanh ao bị sóng đánh tơi bời, hàng ngàn mô tơ điện bị nát tươm sau bão, nhiều hộ dân không dám đến ao của mình để kiểm tra nữa vì quá xót xa, tiếc của.

Tranh thủ “mót” những con tôm còn sót lại trong ao, bà Nguyễn Thị Hiền chia sẻ, 5 vạn tôm giống gia đình thả xuống nếu không có bão thì gia đình sẽ có hàng tỉ đồng.

Hiện nay, một số tôm sót lại đang bị chết và nổi vàng cả ao khiến nước bốc mùi hôi hám nên. Việc vớt tôm lên bờ để xử lý súc ao lại là cả một quá trình rất dài, tốn nhiều chi phí và công sức thì sau đó mới thả được tôm giống mới xuống đầm.

Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, hầu hết vốn nuôi tôm của các hộ dân ở đây đều vay vốn ngân hàng. Do đó, việc hàng chục triệu con tôm bị nước biển xóa sổ đã gây cho hàng trăm gia đình rơi vào cảnh khốn cùng và có nguy cơ vỡ nợ.

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Nghệ An, sau cơn bão số 10, toàn tỉnh Nghệ An có trên 468,37ha diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại và 5 lồng bè cá bị trôi, tổng thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang yêu cầu các ngành, địa phương cần tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ kịp thời cho người dân sau cơn bão số 10. Trước mắt, tỉnh giao cho các địa phương trích ngân sách dự phòng, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, khôi phục sản xuất sau bão để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

VTC.VN
Đăng ngày 21/09/2017
Xuân Bảy - Phan Sáng
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:03 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:03 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:03 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:03 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:03 19/04/2024