Xuất khẩu tôm sang EU tăng 6,4%

Tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2016, XK tôm sang EU trong 3 tháng đầu năm 2017 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước với giá trị đạt 118,8 triệu USD. Trong quý đầu năm nay, EU vẫn duy trì là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 19,2% tổng XK tôm đi các thị trường.

Xuất khẩu tôm sang EU tăng 6,4%
Hình minh họa

Anh, Hà Lan và Đức là 3 thị trường NK chính tôm Việt Nam trong khối EU. XK tôm sang Anh – thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam trong khối EU - 3 tháng đầu năm nay giảm 2,8% đạt 27,8 triệu USD. Sau khi tăng trưởng mạnh suốt cả năm 2015 và 3 quý đầu năm 2016, XK tôm sang Anh trong quý cuối cùng của năm 2016 giảm 3,9%. Bước sang năm 2017, XK sang thị trường này tăng trưởng dương trong tháng 1 và 2 trước khi giảm trong tháng 3. Mặc dù nhu cầu tôm nước ấm ở Anh vẫn tốt do giá phải chăng và nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm nhưng tác động của sự kiện Brexit khiến XK tôm Việt Nam sang Anh không ổn định, tăng giảm thất thường.

Giống như Anh, XK tôm sang Đức giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2016 đạt 18,4 triệu USD.

Trong 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam trong khối EU, XK sang Hà Lan tăng trưởng tốt nhất 82,5% đạt 26,5 triệu USD. Hà Lan hiện là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối EU. XK tôm Việt Nam sang Hà Lan tăng trưởng liên tục trong năm 2016. Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2017, XK tôm sang thị trường này luôn tăng trưởng ở mức 2-3 con số so với cùng kỳ năm 2016.

Hà Lan chủ yếu NK tôm chân trắng từ Việt Nam với tỷ trọng tôm chân trắng XK sang thị trường này chiếm 69% tổng XK; tôm sú chiếm 21%. Đối với các sản phẩm tôm chân trắng, giá trị XK tôm chân trắng chế biến (HS 16) sang Hà Lan luôn cao hơn tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03). Đối với các sản phẩm tôm sú, Hà Lan ưa chuộng tôm sú sống/ tươi/đông lạnh (HS 03) hơn tôm sú chế biến (HS 16).

Năm 2016, top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan gồm Ấn Độ (chiếm 17,6% tổng NK tôm của Hà Lan); Việt Nam (chiếm 15,6%); Morocco (chiếm 12,3%); Bangladesh (12,2%) và Đức (8%).

Trong số 2 nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan (Ấn Độ và Việt Nam), năm 2016, Hà Lan có xu hướng NK tôm từ Việt Nam nhiều hơn là do sản phẩm chất lượng ổn định và các DN XK Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi XK sang đây.

Ba nguồn cung tôm chính cho EU trong năm 2016 là Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi Ấn Độ có xu hướng giảm XK tôm cho EU, Ecuador và Việt Nam ngày càng tăng cường XK tôm thị trường này. Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường EU. Ecuador có nhiều lợi thế về nuôi tôm so với Việt Nam với nguồn giống chất lượng tốt có khả năng kháng bệnh cao. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Ecuador và EU và có hiệu lực từ ngày 01/1/2017. FTA này dự kiến làm tăng khả năng cạnh tranh của tôm chân trắng Ecuador so với các nhà cung cấp khác trong năm 2017 do được hưởng ưu đãi thuế quan 0%; giảm từ 3,6% trước đó.

EU được coi là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam do nhu cầu ổn định và DN XK sang đây được hưởng ưu đãi thuế GSP trong khi Ấn Độ- đối thủ chính của tôm Việt Nam trên thị trường này không được hưởng.

Trong thời gian tới, Châu Âu vẫn là thị trường nhạy cảm về giá và nhu cầu đối với tôm giá rẻ vẫn tăng ở các thị trường thuộc khối này. Nhu cầu tôm giá hợp lý như tôm chân trắng sẽ tăng trong khi nhu cầu tôm sú sẽ giảm.

Ở EU, nhu cầu thực phẩm dễ chế biến và chế biến nhanh đang có xu hướng tăng do áp lực công việc. Trước đây, EU chủ yếu NK tôm HOSO tuy nhiên thị trường này hiện có xu hướng NK nhiều hơn các sản phẩm chế biến sẵn như tôm tẩm ướp gia vị hoặc xiên que.

DN XK sang EU cần chú ý thực thi các quy định NK về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, minh bạch hoạt động từ nguồn nguyên liệu tới quá trình chế biến để có thể cung cấp cho nhà NK về hoạt động giám sát trong toàn bộ quá trình sản xuất. Đồng thời, DN cũng nên có sự đầu tư vào các chứng nhận cho hoạt động sản xuất chế biến của mình, đưa ra các hoạt động cụ thể để hỗ trợ cộng đồng và môi trường vì đây được coi là những chiến lược kinh doanh với đối tác EU.

 

VASEP.COM
Đăng ngày 26/05/2017
Kim Thu
Doanh nghiệp

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 23:01 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 23:01 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 23:01 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 23:01 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 23:01 24/04/2024