Xuất khẩu tôm và nguy cơ mất thị phần

Thời gian qua, tình hình xuất khẩu tôm ra thị trường thế giới đang có chiều hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, chúng ta đang đối diện nguy cơ đánh mất thị phần nếu như không đáp ứng được quy định mới về chứng nhận sạch.

Xuất khẩu tôm và nguy cơ mất thị phần
Công nhân chế biến tôm xuất khẩu.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,6 tỷ USD, con số này tăng khoảng 14,6% so với cùng kỳ 2015. Và tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu với giá trị ước đạt 1,5 tỷ USD.

Niềm vui chưa trọn

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 7, lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm tôm chưa nấu chín từ Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia chính thức hết hiệu lực cũng như nguồn cung tại một số nước sản xuất và thị trường nhập khẩu chính giảm mạnh đang là cơ hội lớn đối với tôm Việt Nam. Qua đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước đang kỳ vọng sẽ tạo được cú đột phá về sản lượng và doanh thu giai đoạn nửa cuối năm 2017.

Tuy nhiên, trước tình hình biến động của thị trường trong nước và khâu quản lý chất lượng đang là vấn đề khiến cho các chuyên gia nông nghiệp trong nước lo lắng về việc giữ vững được lợi thế về thị trường.

Theo đại diện VASEP, rào cản lớn nhất của doanh nghiệp tôm Việt Nam là những quy định về chứng nhận an toàn dịch bệnh. Trong khi đó, để gỡ khó những rào cản trên lại là bài toán khó đối với doanh nghiệp, ngành chức năng. Hơn nữa, trong thời gian ngắn chúng ta không thể nào đáp ứng được tất cả các quy định mà thị trường thế giới yêu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) nhận định, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 639.761 ha (tăng 5,5% so với cùng kỳ), diện tích nuôi tôm thẻ ước đạt 57.680 ha (tăng 32,6% so với cùng kỳ). Sự tăng mạnh về diện tích chăn nuôi tôm đang khiến cho nguy cơ tăng mạnh nguồn cung.

Không những thế, việc mở rộng diện tích nuôi quá nhanh dễ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, hệ thống ao nuôi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu.

Nguy cơ mất thị trường

Để cải thiện việc quản lý thị trường trong nước, Bộ NN-PTNT đang có kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm. Nhưng, để triển khai kế hoạch này vẫn đang là nỗi lo lớn đối với các đơn vị chức năng, khi mà số doanh nghiệp tham gia chương trình giám sát vẫn còn khá ít ỏi. Hay nói cách khác, doanh nghiệp xuất khẩu tôm vẫn đang thờ ơ với kế hoạch mang tầm cỡ quốc gia này.

Trong khi đó, từ nhiều năm nay, tình hình bệnh dịch đối với ngành thủy sản đang là mối lo ngại của các doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, khi mà khâu thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói, phân phối ra thị trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Những thiếu sót này lại đang khiến tôm Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh khi bị các thị trường khó tính như: Úc, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Trung Quốc, Brazil, Mexico yêu cầu các lô hàng tôm của Việt Nam phải có nguồn gốc từ cơ sở an toàn dịch bệnh; nếu không, từng lô phải có chứng nhận sạch bệnh đối với sản phẩm tôm chưa nấu chín.

Việc thiếu sót các chứng nhận hay thua thiệt về chất lượng đang khiến cho tôm Việt Nam gặp khó. Và nếu không đáp ứng được những yêu cầu mà nước nhập khẩu đưa ra thì nguy cơ mất đi 25% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam (tương đương 800 triệu USD/năm) lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết.

Với thị trường Hàn Quốc, chúng ta cũng đang đối diện nguy cơ đánh mất thị phần trị giá 300 triệu USD/năm nếu như không đáp ứng được quy định mới về chứng nhận sạch bệnh vào 1/4/2018.

Theo TS.Nguyễn Văn Bắc, Phó trưởng Phòng Khuyến nông Chăn nuôi thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chúng ta phải làm sao bảo đảm được chất lượng sản phẩm, các chứng từ quy định quốc tế để giữ vững hoặc gia tăng thị phần tại những quốc gia nhập khẩu khó tính. Bởi vì, những quốc gia này có thị trường khá ổn định. Tạo dựng uy tín cho sản phẩm nông nghiệp tốt thì về lâu về dài, doanh nghiệp nội địa sẽ không mất công xây dựng thị trường nữa. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý.

Báo Người tiêu dùng
Đăng ngày 15/07/2017
Đức Hùng
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:33 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:33 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:33 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:33 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:33 25/04/2024