Ao cá bạc tỷ của "ông chủ” trẻ đất Đông Anh

Hơn 10 năm xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá khép kín, trải qua biết bao thăng trầm, anh Lê Đình Tuấn (thôn Thụy Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) đến nay đã trở thành ông chủ của một trang trại gồm 4 hồ nuôi cá rộng hơn 10ha - lớn nhất khu vực và lợi nhuận thu về mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.

cho ca an
Anh Tuấn cho cá ăn

Vào một buổi chiều tháng 8, chúng tôi có dịp đến thăm trang trại của gia đình anh Lê Đình Tuấn khi anh vẫn còn đang say sưa với công việc cho cá ăn. Nghe thấy có phóng viên đến thăm, anh vội vàng dừng tay và mời chúng tôi vào lều uống nước, ngồi yên lặng một lúc, chắt chén trà, anh kể cho cho chúng tôi nghe câu chuyện bén duyên với con cá...

Không ngừng nỗ lực

Sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn nghèo của huyện Đông Anh, ký ức tuổi thơ của anh là những ngày rong ruổi theo cha đi khắp các cánh đồng, con mương bắt những con cá, con tép để mưu sinh. Những ngày tháng cùng cực của cuộc sống khiến anh có một tình yêu đặc biệt dành cho những con cá, con tép ở nơi đây. Anh ước mơ một ngày sẽ phát triển kinh tế bằng chính tình yêu đặc biệt của mình dành cho con cá, con tép và hơn nữa là góp một phần sức lực giúp quê hương “thay da đổi thịt”.

Sau hơn 3 năm bươn trải từ Bắc vào Nam vừa làm vừa tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cá,trở về quê hương năm 2006 với số tiền ít ỏi tích cóp được sau hơn 3 năm “ăn nhịn để dè” là 50 triệu đồng với mong muốn xây dựng ước mơ phát triển hồ nuôi nhưng anh lại không được gia đình ủng hộ. Gần 1 năm trời anh chạy vạy khắp nơi vay mượn khi số vốn đã kha khá anh quyết định xin chính quyền xã cho đấu thầu vùng đồng Sủng của địa phương rộng hơn 10 hécta. Bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất đầu tiên, với số vốn ít ỏi, anh chỉ đào được 2 hồ, mỗi hồ rộng hơn 3 hécta, ban đầu chỉ mong “lấy công làm lãi”.

May mắn nhờ quen biết nhiều với các dân buôn quanh khu vực nên anh không phải lo đến đầu ra. Vụ đầu tiên anh phát triển theo mô hình “cá-lúa” bắt tay vào thả hơn 1 vạn cá giống chủ yếu là cá trắm, cá mè thời gian thu hoạch ngắn từ 6 đến 8 tháng, cá sẽ đạt biểu, cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế. Anh Tuấn chia sẻ: “Muốn nuôi cá hiệu quả cần diện tích ao tối thiểu 5.000m2, đắp bờ cao, kè từ đáy ao trở lên và ít nhất đặt 2 máy sục oxy. Cho cá ăn ít cám, tăng cường cơm và đặc biệt chú ý khi cá có hiện tượng chết nổi có thể do bệnh, để có thuốc xử lý kịp thời tránh thiệt hại, sau mỗi lần thu hoạch nên cải tạo làm sạch hồ”. Nhờ áp dụng chặt chẽ kỹ thuật nuôi cá nên hồ của anh chưa một lần gặp phải dịch bệnh. Cuối năm 2007, hồ cá thu hoạch vụ đầu tiên thắng lợi vang dội khi tổng sản lượng cá đạt hơn 17 tấn và thu về cho anh hơn 500 triệu đồng.

Tiếp đà thắng lợi, anh bắt tay vào đào thêm 2 hồ nhỏ rộng hơn 1 hécta để nuôi cá giống, tạo thành mô hình một hồ nuôi cá giống một hồ nuôi cá thịt, được vận hành khép kín, từ ươm giống đến nuôi đánh bắt đảm bảo được nguồn cá giống liên tục không bị “trắng” hồ nuôi sau mỗi vụ. Vụ tiếp theo anh thả hơn 3 vạn cá giống. Khi đang lo lắng về vấn đề thức ăn cho cá thì may mắn lại mỉm cười với anh, anh đã ký được hợp đồng mua lại cơm thừa tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nên anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm máy nghiền thức ăn công suất 11 nghìn, có thể nghiền 3 tấn thức ăn trong hơn 2h, chế biến thức ăn sẽ nhanh và đảm bảo chất lượng. Từ đó hồ cá trở thành một bộ máy hoạt động trơn tru chỉ chờ đến ngày thu hoạch.

Tuy nhiên con đường kinh doanh không bao giờ bằng phẳng, Anh Tuấn chia sẻ: “Năm thứ 2 vì nuôi với số lượng quá lớn, mật độ dày, tiền vốn chưa đủ để mua thêm máy quạt oxy nên mỗi ngày hồ chết hàng tạ cá. Chưa kịp khắc phục thì mất mát lại đến, trận bão lụt năm 2009 đã cuốn trôi hết gần 50 tấn cá chuẩn bị đến ngày thu hoạch trong 4 hồ, cá bơi khắp các cánh đồng trong khu vực, nhìn thấy cá bơi đi mà ứa nước mắt”.

Quyết tâm xây dựng lại

Sau những mất mát, anh Tuấn gần như không thể đứng dậy được. Nhưng một lần nữa tia hy vọng lại đến khi anh nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và may mắn là cơ sở vật chất vẫn còn. Anh đã tự nhủ bản thân phải đứng dậy, không bỏ phí công sức, vứt bỏ ước mơ, phải quyết tâm xây dựng lại từ đầu và có những bước đi chắc chắn hơn. Cuối năm 2009, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng để xây dựng lại hồ, đắp cao, kè chắc và thả hơn 3 vạn cá giống chủ yếu là cá trắm, cá mè để thu hoạch sớm lại vốn. Khi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc nên hồ nuôi của anh phát triển rất mạnh, đạt hiệu quả năng suất rất cao, mỗi vụ thu hoạch kéo dài trong 7 ngày, được trên 50 tấn cá và đem về cho anh hơn 1,5 tỷ đồng.

Anh Tuấn chia sẻ: “Đến nay cơ sở vật chất trang trại đã có 25 máy tạo oxy, 5 máy bơm nước, 8 máy tưới nước cho cây và hơn 1.000m2 chuồng nuôi gà, tạo việc làm thường xuyên cho 8 công nhân lao động, lương từ 4 đến 6 triệu đồng. Hiện tại anh đang xây dựng hơn 2.000m2 chuồng trại để nuôi lợn nái và lợn thịt sạch tạo thành mô hình VAC. Đồng thời hợp tác với công ty cám CP để được sự hỗ trợ về kỹ thuật, con giống và nguồn thức ăn, ban đầu hướng đến thị trường trong nước để tạo thương hiệu”.

Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng anh vẫn dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ về con giống cho các gia đình mới bắt tay vào làm trang trại và đều đặn hằng ngày anh vẫn tự tay cho cá ăn, bắt những con cá có biểu hiện bị bệnh, phân tích cho các công nhân biết để khi anh vắng nhà thì công nhân biết đường xử lý. Anh Tuấn rất vinh dự khi 4 năm liền từ năm 2010 đến 2014 đều nhận được Bằng khen của cấp xã về hộ nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi và năm 2015 anh nhận được Bằng khen “Người tốt việc tốt” do Huyện ủy Đông Anh trao tặng. Anh Tuấn chỉ tay về phía hồ và nói: “Chỉ cần quyết tâm, nỗ lực, không sợ khổ, ngại khó là sẽ có tất cả, có công mài sắt có ngày nên kim mà!". Chúng tôi tin điều anh nói sẽ tiếp tục là tiền đề để anh bước tiếp tới những thành quả lớn hơn...

Hà Nội mới, 27/08/2016
Đăng ngày 29/08/2016
Quang Thái
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:45 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:45 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:45 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:45 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 00:45 11/10/2024
Some text some message..