Bám nghề trên sông Vàm Cỏ

“Ngày trước, trên đoạn sông này có rất nhiều người nuôi cá bè, bây giờ chỉ còn lại ít người, quy mô cũng nhỏ và chỉ nuôi những loại cá có khả năng sống trong môi trường nước “khắc nghiệt” như cá lóc, cá thát lát mà thôi” – nhìn ra mé sông Vàm Cỏ Đông, đoạn qua địa phận xã Trí Bình, huyện Châu Thành, anh Nguyễn Văn Chưởng nói như tâm sự.

Anh Chưởng chở cá mồi vừa mua được về bè.

Ghé quán cà phê Sông Đông dưới chân cầu Bến Sỏi, chợt thấy một ngư dân đang chất những chiếc túi nilon chứa đầy những con cá nhỏ lên ghe. Thấy lạ, tôi hỏi dò, anh bảo đó là cá mồi anh đặt mua từ thương lái mang về làm thức ăn cho cá lóc, cá thát lát mà anh nuôi trên lồng bè. Tranh thủ đợi thương lái đưa thêm cá mồi tới, tôi mời anh uống nước rồi tiện thể trò chuyện.

Anh cho biết, anh tên Nguyễn Văn Chưởng, sinh năm 1985, làm nghề nuôi cá lồng bè trên sông Vàm Cỏ Đông, đoạn qua địa phận ấp Xóm Mới 1, xã Trí Bình. Chỉ tay về phía những ngôi nhà ở hai bên bờ sông, nơi có những cái lồng nhỏ hay những tấm lưới, bốn bên giăng cao so với mặt nước được buộc vào 4 cái cọc tre cắm chặt xuống lòng sông, anh bảo đó cũng là những nuôi cá, nhưng chỉ nuôi nhỏ lẻ. Còn nhà anh nuôi bè nổi với quy mô lớn hơn. Tưởng anh “nổ”, nhưng khi thấy anh mua số lượng cá mồi hơn 2 triệu đồng, tôi mới tin. Tôi xin được ghé qua bè cá chơi, anh đồng ý và chỉ đường cho tôi đi theo đường bộ đến nhà rồi lên ghe nổ máy vọt ra mé sông.
Chiếc bè cá của anh Chưởng có khung làm bằng tre và gắn trên những chiếc phuy dầu kim loại. Xung quanh bè mới được anh gia cố bằng thép vê.

Vợ chồng anh Chưởng xay và cắt cá làm mồi cho cá nuôi trong bè.

Chiếc bè có diện tích khá lớn, được chia là nhiều ô nhỏ, bên dưới là những mảnh lưới được thả chìm với độ sâu vừa đủ để lưới không chạm đáy sông. Anh nói chia nhiều ô nhỏ như vậy là để nuôi cá nhiều lứa, có thể bán từng đợt và nuôi quanh năm. Gia đình anh nuôi cá lồng bè trên đoạn sông này đã hơn 10 năm, sống trên căn nhà dựng ven bờ, ba anh làm nghề chài lưới, còn má thì mang cá đi bán ở chợ. Cách đây 5 năm, anh và em trai tên Khanh cưới vợ, ra riêng nhưng vẫn theo nghề nuôi cá bè. Bè cá là “cần câu cơm” của cả gia đình, những chiếc lồng ở giữa là của anh, hai bên là của ba mẹ và em trai.

Anh Chưởng cho biết thêm, trước đây người nuôi cá bè hai bên bờ sông nhiều lắm, từ bè lớn bè nhỏ cho tới những nhà giăng lưới nuôi nhỏ lẻ như chỗ gần cầu Bến Sỏi. Người ta nuôi đủ loại cá, từ cá bống, cá hường, điêu hồng, cá lăng cho tới cá thát lát, cá lóc…

Thế nhưng, những năm gần đây, nguồn nước ô nhiễm, hàng chục người nuôi cá lồng bè phá sản, bán bè bỏ nghề, có người còn bỏ xứ mà đi do vỡ nợ. Nhà anh nuôi cá lóc và cá thát lát – loại cá có sức chịu đựng cao nên còn bám trụ được cho tới bây giờ.

Chợt thấy mấy con cá lóc bị tróc vẩy đầy mình, lộ rõ những miếng thịt sần sùi, trắng bệch, bơi thoi thóp trên mặt nước. Tôi hỏi anh số cá này bị bệnh gì vậy, anh Chưởng cho biết, chúng bị ghẻ. Cá lóc là loại cá có sức sống bền, vừa có thể thở bằng mang vừa có thể ngoi lên mặt nước lấy oxy, lại ăn tạp. Khả năng sinh tồn của cá lóc cao như vậy mà còn phát ghẻ do nước bị ô nhiễm, huống chi là những loại khác.

Anh Chưởng cho cá trong bè ăn.

Cách đây 3 năm, cá lóc có giá, nên cứ khoảng từ 4 đến 6 tháng, mỗi tấn cá bán còn cho lãi hơn 15 triệu đồng. Mỗi năm, anh Chưởng nuôi được từ 18 tới 20 tấn cá. Thế nhưng từ 2 năm trở lại nay, nuôi cá gặp khó khăn, số lượng cá chết do ô nhiễm nguồn nước nhiều, giá cá lại thấp nên huề vốn là may mắn lắm rồi. Hồi trong tết, anh xuất được 8 tấn cá, nhưng mỗi tấn cá chỉ lãi được hơn 2 triệu. Cá lóc ăn tạp và ăn rất khỏe nên rất tốn cá mồi, trong khi mỗi ký cá mồi trung bình anh mua tới 7 ngàn đồng, mỗi ngày tốn hàng chục ký.

Hàng ngày, anh Chưởng vẫn làm nghề chài lưới. Được cá lớn, vợ anh mang ra chợ bán, còn cá nhỏ thì làm mồi nuôi cá. Cứ chiều về, anh vẫn ra chân cầu Bến Sỏi lấy cá từ thương lái thu gom về, cá mồi là các loại cá nhỏ như cá rô, cá chớp, cá thia lai… mang về ướp đá dự trữ làm mồi cho cá lóc, cá thát lát.

“Đã chọn nghề nuôi cá bè mưu sinh nên phải bám trụ với nó thôi em à, lỗ cũng đành chịu vì nếu từ bỏ thì cũng chẳng biết làm gì nữa, mong rằng nước sông không bị ô nhiễm, lục bình không còn, cá mồi nhiều may ra còn có thể sống được với nghề lâu dài” - Anh Chưởng nói.
 

Báo Tây Ninh, 17/02/14
Đăng ngày 18/02/2014
Dương Đình
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:52 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:52 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:52 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:52 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:52 28/03/2024