Bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn rickettsia

Giải pháp đơn giản đối với bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn rickettsia gây ra trên cá hồi ở Chi-lê.

bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn rickettsia
Tiêm vaccines cho cá. Hình minh họa
Vắc-xin và các phương pháp kiểm soát truyền thống đã không ngăn được bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn rickettsia gây ra trên cá hồi (Salmon Rickettsial Septicaemia - SRS) đe dọa đến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản của Chilê. Nhưng một nghiên cứu sinh ở Canada có thể vừa tìm ra một giải pháp đơn giản cho vấn đề trên.

Vi khuẩn Piscirickettsia salmonis thường hiện diện trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất của những người nuôi cá hồi ở Chilê. Vi khuẩn này gây ra bệnh nhiễm trùng máu trên cá hồi (SRS). Đây là một bệnh có tính truyền nhiễm cao đi kèm với các triệu chứng như: xuất huyết, tổn thương, loét, giảm ăn và nhiều trường hợp dẫn đến cá chết.

SRS là một bệnh dịch ở Chilê, làm ngành nuôi cá hồi tiêu tốn trên 300 triệu USD mỗi năm. Vắc-xin hầu như không có hiệu quả, còn các loại kháng sinh thì đem lại những kết quả không ổn định. Ngược lại, giải pháp ngừng nuôi trong ba tháng dường như làm giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Nguyên tắc cơ bản của việc tạm nghỉ nuôi là khá đơn giản. Các hệ thống lồng lưới thường được người nuôi cá sử dụng đã làm các mầm bệnh phát tán ra môi trường rộng hơn. Một số mầm bệnh được dòng chảy đưa đi, một số vẫn còn lơ lửng trong cột nước hoặc trên nền đáy biển ở bên dưới và gần trang trại.

Trong tất cả các trường hợp, mầm bệnh chờ vật chủ mới đến đủ gần để tái nhiễm. May mắn cho cá và người nuôi, mầm bệnh không thể tồn tại mãi nếu không có vật chủ - đó là những trang trại tạm nghỉ không nuôi. Tách vật chủ ra, lấy tất cả thiết bị ra khỏi nước để khử trùng và tỷ lệ lây nhiễm nhanh chóng giảm xuống.

Các cơ quan quản lý ở Chilê tổ chức cho những người nuôi cá hồi salmon và cá hồi vân vào các vùng, mỗi hộ đều có một đợt sản xuất hai năm. Vào cuối đợt, tất cả các trang trại trong vùng phải nghỉ nuôi trong ba tháng. Derek Price là nghiên cứu sinh và là tác giả chính của một nghiên cứu được xuất bản gần đây để chứng minh tính hiệu quả của việc nghỉ nuôi. Ông giải thích: “Cứ mỗi hai năm thì phải ngừng sản xuất ba tháng là rất tốn kém cho ngành công nghiệp nuôi cá hồi”.

Các công ty lớn có nhiều vị trí nuôi ở các khu vực khác nhau và có thời điểm tạm nghỉ nuôi khác nhau nên ảnh hưởng về kinh tế của thời gian nghỉ nuôi này có thể được giảm. Nhưng đối với các công ty nhỏ hơn chỉ có một vài khu vực, thì ý nghĩa kinh tế là không hợp lý - đặc biệt là tất cả các vị trí nuôi của những công ty này lại nằm trong một khu duy nhất. Do đó, ngành công nghiệp nuôi cá hồi bị ảnh hưởng bởi các quy định này. Price phản ánh: “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng việc việc tạm nghỉ nuôi là có hiệu quả”.

Tác giả đã sử dụng dữ liệu do ngành nuôi trồng thủy sản cung cấp để đưa ra kết luận của mình. Nghiên cứu nhận thấy rằng tất cả mọi điều đều bình đẳng, một đợt nghỉ ba tháng là đủ để làm giảm đáng kể nguy cơ mà một trang trại bị tái nhiễm bệnh SRS (từ các vi khuẩn đã được sinh sôi nảy nở lên nhiều lần tại trại nuôi trong suốt chu kỳ sản xuất trước đó). Bỏ hoang trong một khoảng thời gian dài hơn (hơn 03 tháng) không làm giảm nguy cơ hơn, trong khi bỏ hoang một thời gian ngắn hơn làm tăng nguy cơ một cách đáng kể.

Trong lúc nghiên cứu đề nghị những người nuôi cá hồi ở Chilê bỏ hoang các trang trại hiện tại trong một khoảng thời gian đủ dài, thì câu chuyện lại khác đối với những người nuôi cá hồi vân (rainbow trout). Người nuôi cá hồi salmon thường chỉ nuôi một đợt trong mỗi chu kỳ hai năm, trong khi nhờ thời gian tăng trưởng ngắn hơn nên người nuôi cá hồi vân có khả năng sản xuất nhiều. Giữa mỗi đợt nuôi cá hồi vân, người nuôi chỉ phải nghỉ một tháng.

Price chỉ ra rằng, do một số chủng của vi khuẩn Piscirickettsia có thể nhiễm cả trên cá hồi salmon và cá hồi vân, nên điều này là một vấn đề: “Một là, bạn chỉ nghỉ trong một tháng (mà nghiên cứu cho thấy có thể quá ngắn). Hai là, có nhiều trang trại xung quanh bạn có thể đã bị nhiễm”.

Theo nghiên cứu, một trại nuôi cá hồi vân đã bị SRS thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn (từ các vi khuẩn hình thành tại chổ) nếu chỉ nghỉ một tháng sau khi bị nhiễm bệnh so với những trang trại nghỉ nuôi trong ba tháng - hoặc là có đủ may mắn để không bị nhiễm lại. Các trang trại lân cận bị nhiễm bệnh cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nghiên cứu ước tính, có ba trang trại bị nhiễm bệnh trong vòng 10 km sẽ tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm sang các trang trại khác.

Những phát hiện này không phải là hoàn toàn bất ngờ đối với những người nuôi cá hồi vân, nhiều người trong số họ đã cảm thấy rằng tạm nghỉ nuôi trong một tháng là không đủ. Một số người nuôi cá hồi vân cũng lập luận rằng họ cần phải có khu vực riêng, tất cả các khu nuôi cá hồi vân có thể được quản lý theo khoảng thời gian riêng của họ chứ không phải theo kiểu của ngành công nghiệp cá hồi salmon. Theo Price, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát dịch bệnh: “Nếu họ được phép có khu vực quản lý riêng, họ có thể nghỉ nuôi cùng một lúc và thả nuôi lại cùng một lúc”.

Cuộc điều tra này nằm trong nhiều nghiên cứu về quản lý vi khuẩn Piscirickettsia của Price, người làm việc chặt chẽ với ngành công nghiệp cá hồi salmon của Chilê để đưa ra các giải pháp hiệu quả đối với bệnh SRS. Công việc của ông trong đó có khảo sát kỹ lý do tại sao điều trị bằng kháng sinh lại thất bại đối với bệnh RSR.

Ông nói, “Nếu bạn điều trị sớm, bạn sẽ có kết quả tốt hơn. Can thiệp sớm hơn, gần như ít có khả năng lây nhiễm hơn, kể cả đối với cá thể và trong quần thể”.

Price cũng tìm hiểu tại sao các kháng sinh đôi khi không đạt được đủ nồng độ để cá chống lại bệnh tật và hiểu được sức tải sinh học của thủy vực để nuôi trồng thuỷ sản được bền vững.

Price lưu ý, “Có thể có mức sản xuất tối ưu một khi chúng ta có thể kiểm soát những bệnh này”.

 

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 30/06/2017
TheFishSite
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:59 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:59 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:59 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:59 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:59 26/04/2024