"Bí kíp" bắt cá bằng trái lồng mát

Vào những ngày nước cạn, một số người dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn lại rủ nhau đi đánh cá gần bờ. Mỗi người đều giữ cho mình một “bí kíp” riêng để cá mắc đầy lưới. Trong đó, có một cách đánh bắt khá lạ mà người dân ở đây truyền tai nhau là dùng trái lồng mát.

"Bí kíp" bắt cá bằng trái lồng mát
Thành quả sau một giờ đồng hộ lặn đánh bắt cá bằng trái lồng mát.

Theo chân ông Võ Duy Kỷ (62 tuổi), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cách đánh bắt cá đầy thú vị này trên bờ biển địa phương. 

Dụng cụ đi đánh bắt cá của lão ngư này chỉ có một chiếc kính lặn, tấm lưới, một chiếc gậy nhỏ dài tầm 2m. Dĩ nhiên không thể nào thiếu chất tự nhiên làm say cá là hạt lồng mát và túi vải.

Lồng mát sau khi được hái trên núi mang về sẽ được tách hạt và xay nhuyễn hoặc giã nát, bọc trong túi vải và cột chặt trên một đầu của chiếc gậy.

 

Hạt lồng mát xay nhuyễn.


Lồng mát được bọc trong túi vải.

Người đánh cá vừa lặn xuống biển sẽ dùng gậy có treo túi lồng mát đẩy mạnh xung quanh để tinh chất lồng mát hòa tan trong nước biển. Không chỉ làm cho cá say mà chất cay nồng từ loại hạt này làm cho cá từ trong các hang hốc của các tảng đá vội bơi ra ngoài và mắc vào tấm lưới đã giăng sẵn trước đó khoảng một giờ đồng hồ.

“Trong trái lồng mát có chất cay nồng mà đặc tính của cá là thở bằng mang nên dễ bị say và đuối trong nước”, ông Kỷ nói.

Chỉ sau một giờ ngắn ngủi vất vả lặn ngụp dưới nước, khi lên bờ, trên tay lão ngư này nặng trĩu mẻ lưới đầy cá, với đủ các loại cá như cá mú, cá hồng, cá tà ma... Các loại cá này đều trong tình trạng khó thở, tê liệt dần. 

Theo người dân địa phương, đây là nguyên liệu đánh bắt cá khá hữu hiệu. Cá càng to, mang càng lớn, càng dễ bị say. Ngược lại cá nhỏ hay tôm thì khả năng sống cao hơn. 

“Đánh cá bằng hình thức này là thú vui tao nhã của ngư dân gần bờ ở đây. Một ngày cũng được vài ký, đủ để tối đến làm vài ly cùng bà con chòm xóm và làm thức ăn cho gia đình. Hôm nào “trúng đậm”, các chị em phụ nữ đem ra chợ kiếm thêm tiền để mua cá, muối”, ông Kỷ chia sẻ.

Khi được hỏi, đánh bắt cá bằng hình thức này có ảnh hưởng đến môi trường, hay sự an toàn của cá bắt được hay không, người dân cho rằng không nguy hại so với cách đánh bắt tận diệt khác vì chất của lồng mát chỉ có tính gây tê liệt thần kinh cho cá ở phạm vi khoảng 5m.

Trong phạm vì này, cá dễ bị đuối nước. Tuy nhiên, nếu môi trường nước mạnh hoặc loãng thì cá vẫn có thể sống lại bình thường. Con người sẽ không bị ảnh hưởng gì khi đánh bắt về ăn.

“Trong khi đó, loại hạt này không được trồng phổ biến, chỉ nằm rải rác trong núi, rừng sâu nên không có số lượng nhiều để người dân đánh bắt qui mô hơn”, ông Võ Hồng Khanh, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu cho biết. 

Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh cá nói riêng, đánh bắt thủy sản nói chung bằng hình thức dùng chất độc của cây rừng để duốc cá đã có từ xa xưa và đã từng là cách đánh cá khá phổ biến khi khoa học chưa phát triển. Cách thức đánh bắt này một phần nào đó tác động xấu đến môi trường, nhiều nơi khuyến cáo không nên áp dụng rộng rãi.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 18/09/2018
Thiên Hậu
Lạ

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 01:55 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 01:55 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 01:55 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 01:55 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 01:55 20/03/2025
Some text some message..