Bình Định: Ðưa công nghệ UFB vào bảo quản cá ngừ đại dương

Sở NN&PTNT giao Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thí điểm mô hình bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ tạo bọt khí nano (UFB), từng bước triển khai dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá ngừ đại dương Bình Ðịnh.

cá ngừ đại dương
Đánh bắt cá ngừ đại dương. Ảnh: Trí Tín

Xác định cá ngừ đại dương là mặt hàng chủ lực trong khai thác và chế biến thủy sản, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, tăng giá bán, giúp ngư dân tăng thu nhập, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN&PTNT giao Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông phối hợp lựa chọn các tàu cá đủ điều kiện để xây dựng mô hình bảo quản cá ngừ bằng công nghệ bọt khí nano (UFB); dự kiến lựa chọn khoảng 30 chủ tàu cá triển khai thí điểm, mỗi tàu cá được hỗ trợ 40% chi phí, tương ứng khoảng 40 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy và hầm bảo quản.

Ngay trong quý II/2022, Chi cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông lựa chọn 2 tàu cá triển khai thí điểm mô hình, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ UFB cho ngư dân. 

Đánh giá của Sở NN&PTNT, hiện các tàu câu cá ngừ đại dương của Bình Định đã sử dụng một số thiết bị, công nghệ hiện đại như: Máy tạo xung Tuna Shocker để làm ngất cá, bảo quản cá bằng cách xả tiết, lấy nội tạng trước khi đưa vào hầm đá… Nhờ đó chất lượng cá đã cao hơn so với cách làm trước đây. Cùng với đó, việc đưa công nghệ UFB vào bảo quản giúp ngư dân nâng chất lượng cá lên thêm một cấp nữa.

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho hay: “Công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp ngư dân giải được bài toán nâng chất lượng, tăng thu nhập trong bối cảnh ngư trường khai thác nghèo dần về nguồn lợi thủy sản, số lượng khai thác được không bù đủ phí tổn ra khơi. Trong chuyến biển dài 15 - 25 ngày, việc bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu truyền thống làm chất lượng cá giảm sút, giá mua không cao. Trong khi đó, áp dụng công nghệ mới, chất lượng cá đạt mức A nhiều hơn, giá bán cao từ 10 - 15% so với giá mua “sô” của thị trường, lợi nhuận tăng thêm cho ngư là ở đây. Việc chuyển giao kỹ thuật bảo quản cá ngừ bằng công nghệ UFB giúp ngư dân từng bước phát triển nghề cá có trách nhiệm, ngư dân học về kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, đảm bảo quy trình đánh bắt, bảo quản, ổn định chất lượng cá khi tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Trạng, chủ một tàu câu cá ngừ đại dương ở Tam Quan Bắc (TX Hoài Nhơn), công nghệ UFB giúp ngư dân bảo quản cá ngừ đại dương trong thời gian dài hơn, độ tươi tốt hơn. “Để áp dụng công nghệ này, hầm bảo quản cá cần thay đổi theo thiết kế phù hợp; cá được bảo quản trong hầm bằng cách móc thẳng đứng, tiết kiệm không gian, thời gian trong bốc dỡ; chất lượng cá đạt tỷ lệ loại A tăng lên, giá bán cao hơn, lợi nhuận mỗi chuyến biển tăng lên. Điều quan trọng khi đầu tư công nghệ này là ngư dân chúng tôi mong muốn tham gia các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm”, ông Trạng cho biết.

Báo Bình Định
Đăng ngày 22/05/2022
Thu Dịu
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:24 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:24 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:24 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:24 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:24 26/04/2024