BR-VT: Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn, thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

thức ăn cá biển giống
Anh Điền Văn Tý cho cá bột ăn luân trùng. Ảnh: Hoàng Trọng

Áp dụng phương pháp nuôi và thu sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống một số loài cá biển, anh Điền Văn Tý ở thôn 5, xã Long sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia. 

Được người bạn chuyên nuôi thương phẩm cá lồng bè giới thiệu, tôi đến gặp anh Tý, phụ trách kỹ thuật nuôi và thu sinh khối luân trùng nước mặn làm thức ăn cho cá biển tại cơ sở sản xuất cá giống ở thôn 5, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Anh Tý cho biết: Cơ sở chuyên sản xuất các loại cá giống như cá chẽm, cá mú, cá bớp theo phương pháp ương hai giai đoạn.

Giai đoạn một ương trong ao lót bạt từ khi cá sử dụng thức ăn ngoài đến ngày thứ 21, giai đoạn hai ương trong bể nhựa tròn từ ngày thứ 22 đến khi cá đúng cỡ xuất bán. Trước đây, quy trình ương cá chủ yếu dùng ấu trùng Artemia làm thức ăn.

Từ năm 2019 đến nay, giá trứng Artemia luôn có xu hướng tăng, trong khi giá cá giống bán ra không tăng, thậm chí còn giảm, sản xuất không có lãi. Để giảm chi phí đầu vào, cơ sở đã tìm hiểu và tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm và biết được luân trùng nước mặn có kích thước tương đồng với ấu trùng Artemia, sống lơ lửng và có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh trong các ao đầm nước lợ, phù hợp làm thức ăn trong sản xuất cá giống. Theo đó, cơ sở đã sử dụng phần đất trống đào ao, lót bạt bờ và đáy nuôi thu sinh khối luân trùng nước mặn làm thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

thu sinh khối luân trùng
Anh Tý thu sinh khối luân trùng. Ảnh: Hoàng Trọng

Theo anh Tý, để có luân trùng nước mặn làm thức ăn thay thế Artemia trong ương cá biển, cần có 2 ao nuôi. Một ao nuôi luân trùng kích thước nhỏ cho giai đoạn cá 10 ngày đầu và một ao nuôi luân trùng có kích thước lớn hơn cho giai đoạn cá từ ngày thứ 11 đến khi cá biết sử dụng thức ăn công nghiệp.

Mỗi ao có diện tích 1.500m2. Trước khi nuôi, ao được vệ sinh, khử trùng bằng nước Chlorine, phơi khô. Đối với ao nuôi luân trùng nhỏ, sau khi bơm nước biển vào đầy ao, sử dụng khoảng 500kg phân gà đổ xuống một góc ao. Sau 3 ngày, dùng máy quạt đảo nước nhằm tăng hàm lượng oxy, kích thích sinh vật phù du (động vật phù du và thực vật phù du) phát triển, phân tán đều giữa các tầng nước ao.

Khi thấy nước ao có màu khuê tảo đậm, dùng lưới phiêu sinh có kích thước mắt lưới 100 µm vợt kiểm tra đánh giá sinh khối ấu trùng. Định kỳ bổ sung lượng phân gà để duy trì sự phát triển của ấu trùng nhằm đáp ứng đủ lượng sinh khối làm thức ăn cho việc ương cá. Đối với ao nuôi luân trùng có kích thước lớn hơn, hàng ngày bổ sung thêm 3 - 5kg cám gạo và bột cá ủ men EM, sau đó hòa với nước tạt đều mặt ao.

định lượng cá giống
Anh Tý định lượng cá bớp giống cỡ 10cm. Ảnh: Hoàng Trọng

"Khi mật độ ấu trùng trong ao đạt yêu cầu, dùng máy bơm, bơm lọc tuần hoàn nước ao qua túi lưới dài 5m, đường kính 30cm, kích thước mắt lưới 100 - 150 µm đối với luân trùng nhỏ và kích thước mắt lưới 200 - 250 µm đối với luân trùng lớn để thu sinh khối. Thời giam lọc tuần hoàn khoảng hai 2 giờ là có thể gom sinh khối luân trùng đem cho cá ăn. Bằng cách làm này, mỗi ngày có thể thu sinh khối 4 - 5 lần, mỗi lần lượng luân trùng thu được khoảng 2kg, đủ để ương 1 triệu cá bột lên cá hương", anh Tý chia sẻ kinh nhiệm.

So sánh với cách ương cá bằng ấu trùng Artemia, anh Tý hạch toán: Để ương được 1 triệu con giống cá biển đúng cỡ xuất bán cho người nuôi thì quy trình dùng trứng Artemia cần khoảng 30 thùng (6kg/thùng, mỗi thùng khoảng 10 triệu đồng), trong khi đó cách làm này chỉ tốn chi phí mua phân gà, cám gạo, bột cá và một số chi phí khác cho nuôi luân trùng khoảng 30 triệu đồng.

“Trong sản xuất cá biển, độ rủi ro rất cao, do đó phương pháp ương cá sử dụng luân trùng nước mặn vừa tiết kiệm chi phí, vừa tránh đươc rủi ro, là cách để phát triển bền vững trong sản xuất nhân tạo cá giống nói chung và cá nước mặn nói riêng. Ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và trên thế giới, nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm", anh Tý chia sẻ.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 20/05/2022
Hoàng Trọng
Nông thôn

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 14:19 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 14:19 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:19 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 14:19 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:19 16/04/2024