Cần nâng chất và phát triển nghề làm sản phẩm thủy sản

Với tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản gần 116.420 tấn/năm, Đông Hải là địa phương giàu nguồn lợi cho phát triển nghề chế biến thủy sản. Trong đó, chế biến sản phẩm thủy sản khô là nghề truyền thống góp phần tạo thu nhập, việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.

Cần nâng chất và phát triển nghề làm sản phẩm thủy sản
Phơi cá khô ở thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải). Ảnh: L.D

Có thể nói, chế biến sản phẩm thủy sản khô đã và đang trở thành nghề phát triển mạnh ở huyện Đông Hải hiện nay. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ ở các địa phương ven biển. Bà Nguyễn Thị Hồng (ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) cho biết: “Với nghề xẻ cá khô, mỗi lao động ở đây có thể kiếm từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Đặc biệt, vào những lúc “hút hàng” như mùa tết thì thu nhập sẽ tăng gấp đôi”.

Với nghề chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ biển như: khô mực, tôm khô, cá khô…, các mặt hàng đặc sản này đã trở thành sản phẩm du lịch cung cấp cho các tỉnh, thành phố với lợi nhuận mang lại hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, nhiều sản phẩm xếp vào các món ngon của tỉnh Bạc Liêu như: khô cá đỏ dạ, khô cá đuối đen, khô cá ngát, khô mực một nắng... Ngoài ra, các sản phẩm như: khô cá dù chẽm, khô cá rún còn được chế biến để phục vụ xuất khẩu.

Nghề chế biến thủy sản khô tuy mang lại thu nhập cao, song, hiện các sản phẩm này chưa được khai thác triệt để như việc nâng chất và xây dựng thương hiệu tập thể để đưa vào bán rộng rãi ở các siêu thị, các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch, thay vì chỉ bán ở các chợ truyền thống như hiện nay. Ngoài một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ vào sản xuất, đóng gói sản phẩm thì chiếm phần lớn vẫn là chế biến thủ công tại hộ gia đình. Không chỉ hoạt động manh mún, nhiều cơ sở nằm ngay trong khu dân cư còn gây ô nhiễm môi trường, do không có hệ thống xử lý nước, chất thải sau chế biến. Bên cạnh đó, do thiếu đầu tư nên thường gặp khó khi vào mùa mưa (không thể phơi cá, mực khô), trong khi đây là thời gian mà hoạt động của các phương tiện đánh bắt mang hiệu quả khá cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp không tập trung chế biến sản phẩm thủy sản khô mà chỉ xuất cá tươi đi ra các địa phương ngoài tỉnh...

Nghề chế biến sản phẩm thủy sản khô là nghề thế mạnh và mang lại lợi nhuận cao. Do vậy, việc tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ để nâng chất và xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm thủy sản khô Đông Hải là việc cần làm ngay.
 

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 27/09/2017
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:40 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:40 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:40 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:40 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:40 20/04/2024