Chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn như thế nào?

Một nhà khoa học đã quay được cảnh động vật phiêu sinh ăn một sợi nhựa nhỏ. Điều này cho thấy cách mà các chất thải nhựa đang ảnh hưởng đến đời sống bên dưới bề mặt của các đại dương.

Chất thải nhựa với chuỗi thực phẩm
Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy cách mà chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn ở đại dương cũng như trong tự nhiên trên toàn thế giới diễn ra như thế nào.

Ước tính mỗi năm có khoảng 150 triệu tấn nhựa đã “biến mất” khỏi các dòng rác thải trên thế giới và chất thải nhựa ở các vùng biển đã được Liên Hiệp Quốc xem là một vấn đề môi trường trọng đại.

Hình ảnh trong đoạn phim cho thấy Sagitta setosa là một loài sinh vật phù du, đã nuốt phải một sợi nhỏ chất dẻo. Sợi nhựa này nằm dọc suốt chiều dài cơ thể và ngăn chặn mọi thứ khác di chuyển từ đầu xuống ruột của cá thể này.

Richard Kirby, người ghi lại cảnh quay, cho rằng đây là cái nhìn trực quan để truyền đạt đến công chúng về vấn đề chất thải nhựa trên biển. Điều đáng quan tâm là những sợi nhựa đã tạo ra một vòng lặp lại trong ruột của các loài động vật.

Làm tắc nghẽn đại dương

Mặc dù Tiến sĩ Kirby trước đây đã chứng kiến ​​những ảnh hưởng của vi chất dẻo lên sinh vật phù du, nhưng đây là lần đầu tiên ông quay phim nó.
Ông nói thêm rằng cảnh này không phải là hiếm xảy ra. Sinh vật phù du ăn nhựa là một hiện tượng tương đối phổ biến trong các mẫu vật mà ông đã thu thập ở nước Anh.Liên Hiệp Quốc đã ước tính có 46.000 mảnh rác thải nhựa trên mỗi 1.609 m2 biển, cũng như có khoảng 51 nghìn tỷ (gấp 500 lần số lượng các ngôi sao được ước tính trong thiên hà của chúng ta) các vi hạt nhựa nằm trong các đại dương và các vùng biển trên thế giới.
Emily Baxter, cán bộ bảo vệ biển cấp cao của Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Tây Bắc e ngại rằng sự hiện diện rộng rãi của nhựa trong các vùng biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến trùng mũi tên (có tên khoa học là chaetognath, thành phần chủ yếu của sinh vật phù du trên toàn thế giới - ND). Trên thế giới, chaetognath có khoảng 100 loài, chúng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn ở biển, là thức ăn ưa thích của các loài sinh vật phù du khác. Chaetognath cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho cá, mực và sinh vật khác ăn động vật phù du.

Tiến sĩ Baxter nói rằng đoạn phim trên đã đặt ra một kịch bản đáng lo ngại: “Ngay cả khi nếu hiện nay chúng ta ngừng sản xuất nhựa thì vấn đề này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài. Giờ đây chúng ta thấy rác thải nhựa đang đi vào đáy của chuỗi thức ăn và có khả năng ảnh hưởng đến toàn chuỗi thức ăn”.

“Cái chết đã ra khỏi chai”

Tiến sĩ Kirby nói rằng “cái chết đã được ra khỏi chai” và rằng đây là bằng chứng trực quan về tác động của chất thải nhựa trong môi trường biển.
Những nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vấn đề về rác thải nhựa ở các đại dương trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã lên tiếng e ngại khi nhựa được đưa vào danh sách chất thải không nguy hại.
Tiến sĩ Mark Browne, người đã có nhiều bài báo về ảnh hưởng của chất thải nhựa đối với môi trường biển, cho biết: “Chất thải nhựa đang thâm nhập vào hệ sinh thái ở quy mô toàn cầu và đoạn phim này thêm vào chứng cứ ngày càng tăng cho thấy rằng các polyme được các động vật ăn thường xuyên”.

“Câu hỏi chính vẫn là: vật liệu này có gây ra tác động về mặt sinh thái hay không và tại sao các chính phủ lại không sử dụng sức mạnh của khoa học để thay thế các sản phẩm có vấn đề bằng các lựa chọn an toàn hơn?”.
Ông cũng cho biết thêm rằng, điều này có thể được thực hiện nếu chính phủ yêu cầu các nhà sinh thái học và các kỹ sư cùng hợp tác để xác định và loại bỏ các đặc tính của sản phẩm (nếu phát hiện các mảnh vụn trong môi trường sống) có thể gây ra những ảnh hưởng về mặt sinh thái. Cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính sinh thái hoặc để chế tạo ra các thiết bị y tế “tương thích sinh học” ít độc hại hơn.

BBCN
Đăng ngày 15/03/2017
Đào Minh
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:56 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:56 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:56 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:56 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:56 20/04/2024