Chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn như thế nào?

Một nhà khoa học đã quay được cảnh động vật phiêu sinh ăn một sợi nhựa nhỏ. Điều này cho thấy cách mà các chất thải nhựa đang ảnh hưởng đến đời sống bên dưới bề mặt của các đại dương.

Chất thải nhựa với chuỗi thực phẩm
Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy cách mà chất thải nhựa đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn ở đại dương cũng như trong tự nhiên trên toàn thế giới diễn ra như thế nào.

Ước tính mỗi năm có khoảng 150 triệu tấn nhựa đã “biến mất” khỏi các dòng rác thải trên thế giới và chất thải nhựa ở các vùng biển đã được Liên Hiệp Quốc xem là một vấn đề môi trường trọng đại.

Hình ảnh trong đoạn phim cho thấy Sagitta setosa là một loài sinh vật phù du, đã nuốt phải một sợi nhỏ chất dẻo. Sợi nhựa này nằm dọc suốt chiều dài cơ thể và ngăn chặn mọi thứ khác di chuyển từ đầu xuống ruột của cá thể này.

Richard Kirby, người ghi lại cảnh quay, cho rằng đây là cái nhìn trực quan để truyền đạt đến công chúng về vấn đề chất thải nhựa trên biển. Điều đáng quan tâm là những sợi nhựa đã tạo ra một vòng lặp lại trong ruột của các loài động vật.

Làm tắc nghẽn đại dương

Mặc dù Tiến sĩ Kirby trước đây đã chứng kiến ​​những ảnh hưởng của vi chất dẻo lên sinh vật phù du, nhưng đây là lần đầu tiên ông quay phim nó.
Ông nói thêm rằng cảnh này không phải là hiếm xảy ra. Sinh vật phù du ăn nhựa là một hiện tượng tương đối phổ biến trong các mẫu vật mà ông đã thu thập ở nước Anh.Liên Hiệp Quốc đã ước tính có 46.000 mảnh rác thải nhựa trên mỗi 1.609 m2 biển, cũng như có khoảng 51 nghìn tỷ (gấp 500 lần số lượng các ngôi sao được ước tính trong thiên hà của chúng ta) các vi hạt nhựa nằm trong các đại dương và các vùng biển trên thế giới.
Emily Baxter, cán bộ bảo vệ biển cấp cao của Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Tây Bắc e ngại rằng sự hiện diện rộng rãi của nhựa trong các vùng biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến trùng mũi tên (có tên khoa học là chaetognath, thành phần chủ yếu của sinh vật phù du trên toàn thế giới - ND). Trên thế giới, chaetognath có khoảng 100 loài, chúng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn ở biển, là thức ăn ưa thích của các loài sinh vật phù du khác. Chaetognath cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho cá, mực và sinh vật khác ăn động vật phù du.

Tiến sĩ Baxter nói rằng đoạn phim trên đã đặt ra một kịch bản đáng lo ngại: “Ngay cả khi nếu hiện nay chúng ta ngừng sản xuất nhựa thì vấn đề này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài. Giờ đây chúng ta thấy rác thải nhựa đang đi vào đáy của chuỗi thức ăn và có khả năng ảnh hưởng đến toàn chuỗi thức ăn”.

“Cái chết đã ra khỏi chai”

Tiến sĩ Kirby nói rằng “cái chết đã được ra khỏi chai” và rằng đây là bằng chứng trực quan về tác động của chất thải nhựa trong môi trường biển.
Những nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vấn đề về rác thải nhựa ở các đại dương trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã lên tiếng e ngại khi nhựa được đưa vào danh sách chất thải không nguy hại.
Tiến sĩ Mark Browne, người đã có nhiều bài báo về ảnh hưởng của chất thải nhựa đối với môi trường biển, cho biết: “Chất thải nhựa đang thâm nhập vào hệ sinh thái ở quy mô toàn cầu và đoạn phim này thêm vào chứng cứ ngày càng tăng cho thấy rằng các polyme được các động vật ăn thường xuyên”.

“Câu hỏi chính vẫn là: vật liệu này có gây ra tác động về mặt sinh thái hay không và tại sao các chính phủ lại không sử dụng sức mạnh của khoa học để thay thế các sản phẩm có vấn đề bằng các lựa chọn an toàn hơn?”.
Ông cũng cho biết thêm rằng, điều này có thể được thực hiện nếu chính phủ yêu cầu các nhà sinh thái học và các kỹ sư cùng hợp tác để xác định và loại bỏ các đặc tính của sản phẩm (nếu phát hiện các mảnh vụn trong môi trường sống) có thể gây ra những ảnh hưởng về mặt sinh thái. Cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính sinh thái hoặc để chế tạo ra các thiết bị y tế “tương thích sinh học” ít độc hại hơn.

BBCN
Đăng ngày 15/03/2017
Đào Minh
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:06 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:06 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:06 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:06 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:06 25/04/2024