Chiết xuất từ hoa Cúc tím kích thích tăng trưởng cá đối mục

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng bổ sung chiết xuất từ hoa cúc tím E. purpurea có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu miễn dịch của các đối mục M. cephalus. Kết quả từ nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong các ao nuôi cá đối mục thương phẩm.

Chiết xuất từ hoa Cúc tím kích thích tăng trưởng cá đối mục
Cây hoa Cúc tím (Echinacea purpurea). Ảnh: Internet

Nguyên liệu từ thực vật được xem là hóa chất an toàn và rẻ tiền. Nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng chống chịu stress, kích thích tăng trưởng, kích thích đáp ứng miễn dịch trong thực hành nuôi trồng thủy sản.

Giới thiệu

Hoa cúc tím (Echinacea purpurea) được xem là một loài thảo dược có ảnh hưởng tích cực lên các chỉ tiêu miễn dịch của động vật. Chúng thường được sử dụng trong điều trị bệnh cảm và một số bệnh cảm nhiễm mãn tính đường hô hấp. Mặc dù nhiều hoạt chất có ích của hoa Cúc tím đã được tìm thấy, song cơ chế tác động của chúng vẫn chưa được nghiên cứu. Hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có khả năng trị liệu bao gồm: alkylamides, caffeic acid derivatives, glycoproteins, polysaccharides, polyacetylenes, phenolic mixtures, cinnamic acids, essential oils and flavonoids.

Bổ sung hoa Cúc tím vào thức ăn giúp kích thích tăng trưởng của cá hồi cầu vòng (Oncorhynchus mykiss), cá rô phi (Oreochromis niloticus), cá ông tiên (Pterophyllum scalare), và cá bảy màu (Poecillia reticulate). Nghiên cứu của Przybilla & Wei (1998) chỉ ra rằng hoa cúc tím chứa nhiều chất giúp kích thích tăng trưởng nhờ vào kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột qua đó tăng khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu miễn dịch của cá hồi cầu vòng và cá rô phi cũng được tăng cường khi bổ sung hoa cúc vào thức ăn.

Cá đối mục (Mugil cephalus) là loài có kích cỡ lớn và tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối, do đó cá trở thành loài nuôi khá phổ biển tại nhiều quốc gia. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy sản lượng cá đối mục đánh bắt từ tự nhiên khoảng 130.000 tấn và sản lượng cá nuôi khoảng 142.00 tấn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của sử dụng methanol để chiết xuất hoa cúc tím lên các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của các đối mục bao gồm: Trọng lượng cuối (FW), tỉ lệ tăng trưởng ngày (DGR), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), lượng ăn vào tự do (VFI), hiệu quả sử dụng protein (PER), nồng độ hemoglobin trong máu (Hb), dung tích hồng cầu (hematocrit, (Hct)), số lượng hồng cầu (RBC) và bạch cầu (WBC).

Sử dụng methanol chiết xuất hoa Cúc tím

Hoa Cúc tím mua về được sấy khô ở 60℃, sau đó nghiền thành bột và sử dụng methanol 99% để chiết xuất. 50g bột hoa Cúc tím được cho vào dung dịch methanol và giữ ở nhiệt độ phòng ((24±1.2℃) trong 48h. Sử dụng cô quay chân không (rotary evaporator) của Đức để chiết xuất. Dung dịch chiết xuất được phun vào thức ăn sau khi pha loãng với 300 ml nước.

Thử nghiệm bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím vào thức ăn cá đối mục

Thí nghiệm bao gồm 3 lần lặp lại với 04 nghiệm thức bao gồm: Nghiệm thức đối chứng (CT, không bổ sung chiết xuất từ hoa cúc), nghiệm thức 1, 2, và 3 sử dụng thức ăn có bổ sung chiết xuất từ hoa cúc với nồng độ 50, 100, và 200 g/kg thức ăn. Cá đối mục với trọng lượng ban đầu 8,32 ± 0,39 g, cá được bố trí trong bể 60 L với mật độ 30 con/bể. Thí nghiệm được bố trí với sự trao đổi nước khoảng 50%/ngày. Các chỉ tiêu môi trường nước được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm: Độ mặn 38 ppt, nhiệt độ 28,2± 0,5oC, DO > 7 mgO2/L, NH3 là 0,11 ± 0,04 mg/L, pH 7,8 ± 0,4. Cá được cho ăn 02 lần trên ngày vào lúc 9h sáng và 4h chiều trong suốt 8 tuần thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu

Tăng trưởng của cá đạt cao nhất sau 60 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức 2 và 3. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức 5 (dùng thức ăn có bổ sung 200 g chiết xuất hoa cúc/kg thức ăn), khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Không có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu miễn dịch của cá giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 1 hay giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3. Các chỉ tiêu miễn dịch bao gồm RBC, WBC và Hct cao nhất ở nghiệm thức 3 và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung chiếc xuất từ hoa Cúc tím (E. purpurea) lên tăng trưởng và miễn dịch của cá đối mục (M. cephalus). Nồng độ bổ sung được khuyến cáo từ 100-200 g/kg giúp kích thích tăng trưởng và gia tăng sức đề kháng của cá đối mục. 

http://ijaah.ir/article-1-119-en.pdf
Đăng ngày 24/11/2018
Triệu Tuấn
Nguyên liệu

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Thảo dược tiềm năng trong trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi

Các nhà khoa học tại Chile vừa phát hiện ra loại thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây xuyên tâm liên có đặc tính kháng khuẩn đối với hai kiểu gen của vi khuẩn Piscirickettsia salmonis (tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu).

Cá hồi
• 14:02 26/03/2024

Triển vọng protein côn trùng cho thức ăn cá tra Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác mới giữa Entobel và Vĩnh Hoàn nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng thức ăn làm từ côn trùng trong ngành nuôi cá tra.

Ấu trùng ruồi lính đen
• 10:55 11/03/2024

Sử dụng đạm rong bún trong ương cá nâu giống

Đạm bột rong bún một lựa chọn có thể thay thế đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương cá nâu giống. Tỷ lệ sống của cá nâu giống không bị ảnh hưởng mà còn nâng cao được tốc độ tăng trưởng và hiệu suất thức ăn lên so với protein bột cá. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản suất thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của thức ăn thủy sản.

Rong bún
• 10:15 05/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:55 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:55 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:55 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:55 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:55 29/03/2024