Chung tay tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sức ép từ việc khai thác quá mức và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm nguồn lợi thủy sản suy giảm. Do đó, các cấp, ngành và cộng đồng đang chung tay tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái nước bền vững.

Thả cá về thiên nhiên
Thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Minh họa.

Được cộng đồng hưởng ứng

Vừa qua, chính quyền, người dân xã Cư K’nia (Cư Jút) và Công ty TNHH Việt Thịnh Phát đã tổ chức thả cá giống xuống hồ thủy lợi Đắk Diêr. Tổng cộng, có 4 tạ cá giống các loại đã được thả xuống hồ.

Theo bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư K'nia, thời gian qua, nguồn lợi thủy sản trong hồ Đắk Diêr có xu hướng giảm. Do đó, việc thả cá giống sẽ góp phần khôi phục lại đàn cá, bảo vệ sinh thái trong hồ và khu vực phụ cận.


Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Hồ Tây (Đắk Mil)

Hoạt động thả cá giống đã góp phần nâng cao ý thức nguời dân, doanh nghiệp về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác đúng quy định và gìn giữ môi trường sông nước tự nhiên.

Trước đó, vào tháng 08/2019, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã thả 3 tạ cá giống xuống hồ thủy điện Đồng Nai 3, xã Đắk Som (Đắk Glong). Cũng tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị như Sở Nông nghiệp - PTNT, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT chi nhánh Đắk Nông đã thả nhiều cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Động lực tái cơ cấu ngành thủy sản

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, những năm trước, do nguồn lợi thủy sản tự nhiên có xu hướng giảm, nên UBND tỉnh đã ban hành Chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong đó, UBND tỉnh kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bằng những hành động cụ thể để bảo vệ, khôi phục, phát triển nguồn thủy sản tự nhiên.

Hưởng ứng chương trình của UBND tỉnh đã ban hành, nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện thả các loại cá giống xuống các sông, hồ, góp phần bảo tồn, duy trì nguồn lợi thủy sản, tạo môi trường sinh thái tự nhiên ổn định. Ước tính, đã có hàng trăm tạ cá giống được thả vào môi trường tự nhiên.


Người dân xã Đắk Sin (Đắk R'lấp) nuôi cá chép, diêu hồng trong hồ cho thu nhập ổn định

Theo đánh giá, qua nhiều năm triển khai hoạt động thả cá giống, nguồn lợi thủy sản nước ngọt tại các hồ đập, sông suối được bảo vệ, nâng cao sản lượng. Người dân ngày càng ý thức tốt hơn về việc khai thác thủy sản theo tinh thần đúng mức, hợp lý, bảo vệ các loài cá quý, hiếm ở địa phương.

Đặc biệt, tại nhiều địa bàn, bà con đã không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Nhờ đó, nhiều sông, hồ, nguồn thủy sản phát triển mạnh, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, bảo vệ môi trường bền vững.

Hiện ngành Nông nghiệp, các địa phương đang tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản. Ngành Nông nghiệp hướng tới nhiều loại hình nuôi thủy sản trên các vùng sinh thái khác nhau, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ngành thủy sản đang từng bước hình thành quy mô công nghiệp.

Việc chăn nuôi thủy sản đang được người dân coi trọng áp dụng các công nghệ, mô hình tiên tiến, tiêu chuẩn kỹ thuật mới (VietGAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trung tâm giống thủy sản của tỉnh được mở rộng quy mô nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng con giống cho người dân...

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.800 ha ao hồ, mặt sông, suối được dùng để phát triển thủy sản, với sản lượng đạt trên 7.300 tấn/năm. Toàn tỉnh có trên 350 lồng, bè nuôi cá ở các huyện Krông Nô (102 lồng), Đắk R’lấp (97 lồng), Gia Nghĩa (60 lồng), Cư Jút (40 lồng), Đắk Glong (24 lồng) và Đắk Mil (16 lồng).
Báo Đắk Nông
Đăng ngày 23/03/2021
Hồng Thoan
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:08 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:08 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:08 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:08 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:08 20/04/2024