“Cò tôm" "cò lúa" đại náo vùng quê

“Cò” lúa, “cò” tôm, “cò” rau màu, “cò” đất…đang “đại náo” vùng quê ĐBSCL. “Cò” quyết định giá bán, quyết định giá mua, quyết định cả nơi tiêu thụ. Hoạt động của “cò” ai cũng biết, nhưng không ai dám lên tiếng.

“Cò tôm" "cò lúa" đại náo vùng quê
Các đại lý thu mua tôm bao giờ cũng có biệt đội thu hoạch tôm. Ảnh Nhật Hồ
Ăn cả hai đầu

Vào vai một thương lái Tiền Giang về huyện Phước Long  (Bạc Liêu) mua lúa, tôi được một “cò” tên Trường, huyện hướng dẫn rất nhiệt tình: “Cánh đồng này có chủ hết rồi. Bây giờ anh muốn “nhảy” vô làm ăn thì phải mua lúa với giá cao hơn mới có người chịu bán. Nếu anh mua với giá cao hơn 100 - 200 đồng/kg so với giá lúa hiện nay thì tôi đảm bảo anh muốn mua mấy ghe cũng có. Còn không thì chẳng có hột lúa nào cả”.

Thương lái muốn mua được lúa phải chi cho “cò” cao hơn giá thị trường 200 đồng/kg. Ảnh: Nhật Hồ

Cánh đồng lúa mà “cò” Trường đề cập, phần lớn bà con đã ký kết làm ăn với một hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hòa Bình.

Tôi hơi thắc mắc, bởi hầu hết cánh đồng lúa tại huyện Phước Long (Bạc Liêu) đều đã vào hợp tác xã (HTX), đã ký với các các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Cò Trường nhìn dò xét: “Bộ mới vào nghề hả cha nội? Ông trả cao hơn 250 đồng/kg đi, tôi đảm bảo cho”.

Theo “cò” Trường, cánh đồng lúa của nông dân thật, nhưng đến mùa lúa chín, thông qua các nhóm “cò” mới bán được lúa. “Cò” kiêm luôn việc “môi giới” thu hoạch lúa. 

Chủ máy gặt đập lúa chi cho “cò” 20.000 đồng một công là không cần phải lo. Mặc dù biết là bị thiệt, nhưng do không còn cách nào khác nên nông dân vẫn phải thông qua “cò” để bán lúa.

Đến mùa thu hoạch “cò” trực tiếp gặp nông dân với danh nghĩa được giao làm đầu mối cắt lúa hoặc thu mua lúa, sau đó xem ruộng và đưa ra giá. Nếu chủ ruộng đồng ý, họ đặt tiền cọc và khi lúa chín sẽ cho máy gặt vào thu hoạch.

Một nông dân tại xã Hưng Phú, huyện Phước Long bày tỏ: “Nông dân vất vả để làm ra hạt lúa, nhưng đến khi bán phải cậy nhờ cò lúa. Muốn thoát khỏi cò cũng không được, bởi gọi máy gặt lạ là họ không cho vào. Gọi thương lái mua giá cao hơn của họ, cò chặn đường vận chuyển… nên đành ngậm miệng mà bán thông qua cò”.

Muốn bán tôm cho nhà máy, đừng hòng

Không chỉ lúa, mà chuyện bán con tôm ở các địa phương ở các địa phương ven biển phía Nam cũng lắm gian nan. Hiện tại hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản không mua trực tiếp đối với người nuôi mà thông qua các đại lý. Dưới các đại lý là “biệt đội thu mua”. Họ có hẳn đội kéo tôm, có xe đông lạnh, máy tàu đến tận ao mua tôm. Dĩ nhiên, giá thu mua đều do các đại lý quyết định.

Ông Huỳnh Thanh Hoàng, xã Vĩnh Hậu, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu chua chát: “Tôm nuôi đạt chuẩn bình thường thì không nói gì. Còn tôm rớt đáy (bị bệnh) thu hoạch sớm, biệt đội thu mua này làm yêu sách đủ điều. Họ hạ giá đến mức thấp nhất”.  

Biết vậy nhưng không thể không bán, bởi hiện tại mặt hàng tôm nguyên liệu vẫn chưa có cơ quan chuyên môn nào quy định giá mua, giá bán. Tất cả đều thông qua các đại lý với nhiều biệt đội thu mua khắp nơi.

Tâm - một đại lý thu mua tôm tại Bạc Liêu có trong tay 4 biệt đội thu mua - trả lời thẳng thừng: “Nông dân muốn bán tôm trực tiếp cho nhà máy hả? Đừng mơ. Tôi hỏi ông, có người nuôi tôm nào mà không nợ thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống. Và có nhà máy nào thu mua trực tiếp tôm của dân không? Không thông qua chúng tôi thì đừng hòng mà bán được tôm”.

Lời khẳng định khiến nhiều người rùng mình.

Lao Động
Đăng ngày 28/09/2019
Nhật Hồ
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 18:31 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 18:31 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 18:31 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:31 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 18:31 23/04/2024