Dầu cá omega 3 bổ ngang, bổ dọc và .... "bổ ngửa"

Mấy năm gần đây dầu cá trở thành thực phẩm chức năng được nhiều người săn lùng thậm chí họ cho rằng đây là thần dược có thể hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Dầu cá
Sử dụng dầu cá sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Chị Đào Thị Thúy Hằng – Hà Đông, Hà Nội cho biết gần đây chị thường xuyên bị khô mắt nên đã đi mua omega 3 dưới dạng dầu cá về uống.

Chị Hằng khoe khi uống dầu cá xong cảm giác chị thấy mắt sáng hơn, đỡ mỏi mắt hơn.

Hay trường hợp của bé Phạm Quỳnh Anh 4 tuổi, quê Phú Thọ được mẹ thường xuyên tẩm bổ DHA dưới dạng dầu cá. Mẹ của Quỳnh Anh tin rằng bổ sung thêm omega 3 để con thông minh nên mỗi ngày bé Quỳnh An lại được mẹ cho ăn 1 viên dầu cá và bé ăn thành thói quen.

Tới khi bé thường xuyên chảy máu mũi mẹ bé cho đi khám bác sĩ không tìm ra nguyên nhân vì sao và chỉ đến khi mẹ cháu khoe thành tích chăm con bằng cách tẩm bổ đủ các loại thực phẩm chức năng trong đó có dầu cá omega 3 cho con. Lúc này, các bác sĩ phản đối và cho đây là việc làm nguy hiểm tưởng tốt cho con nhưng có khi hại con.

PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết hiện nay nhiều người vẫn có thói quen tự mua dầu cá về uống và tin rằng nó sẽ giúp họ phòng, chống được nhiều bệnh. Dầu cá được xem là thần dược như thuốc bổ từ trong, ra ngoài.

Tuy nhiên, dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng việc sử dụng dầu cá cũng cần trong ngưỡng cho phép. Nếu lạm dụng dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dầu cá có hai loại hay gặp đó là các loại vitamin và dầu omega 3, omega 6. Trong đó dầu cá dạng omega 3 được bán phổ biến nhất hiện nay.

Theo quy định mỗi người không nên sử dụng lượng dầu cá trên 5000 mg ngày. Uống dầu cá nhiều có thể gây tăng đường huyết ở những người bị đái tháo đường. Chính vì thế những bệnh nhân bị đái tháo đường thường được khuyến cáo không nên dùng omega 3.

Theo PGS Đức có nghiên cứu chỉ ra dùng 8 gram axit béo omega-3 mỗi ngày dẫn đến tăng 22% lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tác dụng phụ hay gặp khi lạm dụng dầu cá đó là gây ra hiện tượng chảy máu nướu và chảy máu cam.

Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng dầu cá, những người hay bị rối loạn tiêu hóa đầy bụng, khó tiêu cũng không được dùng dầu cá vì có thể kích thích hệ tiêu hóa gây khó chịu cho người dùng.

Người dân có thể tự bổ sung omega 3 bằng cách ăn các sản phẩm từ cá đặc biệt những loại cá béo, tươi như cá hồi, cá mòi…

Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A, E bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng cách dùng dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ em và những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch,… Dầu cá chứa rất nhiều vitamin A, nếu cơ thể không hấp thụ được hết sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể dẫn đến ngộ độc.

Infonet
Đăng ngày 25/12/2019
K.Chi
Khoa học

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:24 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:24 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:24 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:24 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:24 29/03/2024