Đồng Nai: Làm bạn với "thủy thần"

Khúc sông từ đập thủy điện đến bến phà Trị An đi qua xã Hiếu Liêm (ấp 1, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu) chỉ dài khoảng 2km, nhưng bao năm nay đã nuôi sống trên 20 hộ gia đình ngư dân. Cá tôm từ dòng Sông Bé đổ về và thoát ra từ hồ thủy điện Trị An chính là nguồn sống của ngư dân nơi đây.

thợ lặn ở Đồng Nai
Công việc của người thợ lặn mỗi tối.

Lòng sông với dày đặc bãi đá hàn, hang hốc. Mặt nước được chia thành 2 dòng đục - trong (phù sa sông Bé đổ về và nước từ tuốc-bin thủy điện) với nhiều dòng xoáy tử thần luôn thách đố ngư dân. Để tìm sự sống, ngư dân ở khúc sông này đã biết kết bạn với “thủy thần”, nhờ “thủy thần” nhốt cá tôm vào 2 vịnh: Lớn và Ông Sáu Ngà để thỏa sức đánh bắt.

* Đời thợ lặn

Trăng rằm 16 lên đến đỉnh đầu, Nhà máy thủy điện Trị An đến 23 giờ mới chịu đóng nước lại để bảo trì máy móc, 2 ngư dân Mai Trúc Kha và Siêu Thảo (ấp 1, xã Trị An) vẫn kiên nhẫn ngồi uống trà chờ con nước thủy điện hút hết theo thủy triều. Hai ông chờ đến khi dòng nước rút hết, làm trơ các bãi đá hàn mới bắt đầu công việc của dân lặn tại vịnh Lớn.

Qua rằm tháng 2 là thời điểm “mo” (làm ăn khó khăn) đối với 2 ngư dân Kha và Thảo. Tuy nhiên, cả hai vẫn không chịu để người khô ráo cùng chăn ấm gối êm bên vợ con, mà ra bến sông chờ giờ thủy điện đóng nước. Gió đêm lao xao cả khúc sông khi ông Kha kể về đời mình.

Ngư dân Mai Trúc Kha làm cá, tôm đãi khách giữa mênh mông sông nước.

Ngư dân Mai Trúc Kha làm cá, tôm đãi khách giữa mênh mông sông nước.

16 tuổi, ông Kha được dân khúc sông này ví như loài rái cá vì tài bơi lặn. Sau khi thi rớt đại học, ông gắn chặt cuộc đời với khúc sông bằng đủ thứ công việc, như: thả lưới, chỉa cá đêm để mưu sinh cho đến khi lấy vợ. “Lúc nhỏ, một buổi tui đi học, buổi còn lại theo anh trai làm nghề chài lưới. Dù tốt nghiệp THPT thuộc loại khá, nhưng do nhà nghèo, lại thi rớt đại học nên tui bám khúc sông này mưu sinh đến nay” - ngư dân Kha tâm sự.

Nhà máy thủy điện đóng nước lại, nước từ vịnh Ông Sáu Ngà đổ như thác xuống vịnh Lớn một lúc lâu mới trơ các bãi đá hàn. Lúc này, 2 ông Kha, Thảo và vài ngư dân khác mới bắt đầu công việc mưu sinh. Người làm nghề lặn thì mặc đồ người nhái, mang ống thở ôxy, cầm chĩa, mang rọ… ngụp lặn dưới đáy sông; người làm nghề soi thì thẳng lưng, cho xuồng luồng lách theo những khe đá ngầm để chỉa cá tôm; còn cánh làm nghề lưới thì chồm hổm trên những chiếc xuồng đợi chờ cơ may.

Một hơi lặn của 2 ông Kha, Thảo kéo dài hàng giờ. Khi nào mệt, 2 ông mới trồi lên khỏi mặt nước nghỉ ngơi lấy sức dăm mười phút hoặc nấu gói mì, hút điếu thuốc lá cho ấm bụng, ấm lòng rồi tiếp tục công việc. Cái giỏ cá mang bên hông của 2 ông Kha, Thảo không phải lúc nào ngoi lên bờ cũng nặng (khoảng 7kg), mà nó phụ thuộc vào mùa cá tôm, từng con nước thủy triều và thời gian nhà máy thủy điện ngừng xả nước.

Mùa mưa nước đục, cá tôm từ Sông Bé đổ về, từ sông Đồng Nai lên và thoát thân qua các tuốc-bin thủy điện nhiều, “ăn đèn” (dễ bắt) hơn mùa nắng. Bù lại, mùa nắng công việc đánh bắt thủy sản thường bị “mo” nên ít người xuống sông, các ông Kha, Thảo và những người khác vẫn lo được nồi cơm gia đình đủ chất dinh dưỡng và cuộc sống ổn định. “Khúc sông này rất thương ngư dân nghèo như tụi tui. Mùa nào ít tôm, tép thì nhiều cá bống, cá lăng, cá tạp. Khi khan hiếm cá lại có nhiều tôm, tép” - ngư dân Thảo tỏ bày.

* Sống nghĩa tình

“Sinh nghề, tử nghiệp” - câu nói dân gian quả đúng với việc ngư dân nơi khúc sông này kết bạn với “thủy thần”. Dòng sông luôn chảy siết với 2 dòng đục - trong tạo nhiều vùng nước xoáy nguy hiểm. Lòng sông thì nhiều đá hàn, hang hốc... “Để trụ hàng giờ dưới nước, tụi tui phải thở ôxy được tạo ra bởi cái máy xăng chạy xuồng. Cho nên, khí độc từ cái máy ôxy dã chiến đó tích tụ lâu ngày dễ sinh ra bệnh tật” - ngư dân Kha nói.

Cũng vì nghề lặn mà người anh trai của ông Kha mắc đủ chứng bệnh mà qua đời. Bậc đàn anh của ông Thảo thì nằm bệnh viện gần cả năm nay không xuống sông được.

Nhiều người khác thì phờ phạc, lụ khụ như ông già 70 khi mới 40-50 tuổi. Dù vậy, 2 ông Kha, Thảo và các thợ lặn khác vẫn bám khúc sông này để mưu sinh. “Lên bờ, tụi tui không quen với công việc thợ hồ, công nhân. Thà chịu lạnh, chịu cực dưới nước, chứ tụi tui không lên bờ” - ngư dân Kha nói.

Tuy nói vậy, nhưng mỗi khi người trên bờ có chuyện thì 2 ông Kha, Thảo lại bỏ bữa lặn cá tôm để phụ giúp không công. Là thành viên của Đội Bái quan xã Trị An, mỗi khi có người qua đời, 2 ông cũng biết cầm cuốc, cầm nhang, đào huyệt… lo cho người quá cố yên nghỉ.

“Ngoài việc tham gia Đội Bái quan của xã, tụi tui kiêm luôn việc cứu đuối nước, vớt xác miễn phí cho những người gặp nạn trên khúc sông này” - ngư dân Thảo bộc bạch.

Người cứu nhiều trường hợp đuối nước trên khúc sông này là ngư dân Siêu Xuân (anh trai ông Thảo). Ông Xuân nổi tiếng là tay thợ lặn cự phách, là đàn anh, thầy của 2 ông Khá và Thảo. Một bữa lặn của ông Xuân luôn nhiều tôm cá hơn các ngư dân khác. Hơn 30 năm trong nghề, ông Xuân cứu được 10 người đuối nước và là người am hiểu từng hốc đá, miệng hang dưới lòng sông sâu hàng chục mét.

Cuộc sống của dân lặn bắt cá tôm tuy khó khăn, nhưng rất giàu nghĩa tình. Người giỏi nghề sẵn sàng truyền kinh nghiệm cho người mới tập tành ra sông để tìm mưu kế sinh nhai, thoát hiểm khi gặp dòng nước xoáy, hết ôxy khi mắc kẹt sâu trong hốc đá, mắc lưới của ngư dân.

Họ cũng biết chia sẻ nguồn lợi thủy sản do khúc sông ban tặng với các ngư dân bạn từ TX.Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) sang và những người mới đến. Riêng với bạn hữu thân tình thì chiếc xuồng, tấm lưới, vài triệu đồng giúp bạn lúc khó khăn, bệnh tật thì chẳng nặng lòng suy nghĩ, xin ý kiến vợ.

Trăng rằm làm tôm cá sợ đèn, ngư dân Mai Trúc Kha vẫn cố ngụp lặn trong dòng nước lạnh buốt để kiếm vài con cá to, con tôm sông lên đãi bạn mới quen. Mấy con cá chèn vàng, tôm sông tươi roi rói bỏ vào nồi cháo, bồng bềnh trên chiếc xuồng nhỏ giữa sông nước mênh mông, trăng 16 lồng lộng trên đầu làm cho tình người, cảnh vật nơi khúc sông thêm đẹp.

Cái giá để làm bạn với “thủy thần” khúc sông này, 2 ông Kha và Thảo đều thấu hiểu, nhưng sông nước giúp cho ngư dân có cuộc sống giàu nghĩa tình thì các ông không việc gì phải sợ, phải lo. “Tụi tui sống trách nhiệm với dòng sông, nghĩa tình với xóm làng thì “thủy thần” thấu hiểu, chở che thôi” - ông Mai Trúc Kha tâm sự.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 17/03/2017
Đoàn Phú
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 06:45 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 06:45 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 06:45 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 06:45 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 06:45 29/03/2024