Giá cá giảm sâu, người nuôi lỗ lớn

Hiện nay, người nuôi thủy sản cũng như nuôi heo, gà và các cây trồng khác trên địa bàn tỉnh chỉ sản xuất theo kiểu may - rủi vì không có thông tin dự báo nhu cầu thị trường trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Vì thế, nông dân khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá, mất mùa được giá và cung vượt cầu, giá chạm đáy, thiệt hại nặng nề. Hiện giá cá nước ngọt bán ra tại ao nuôi thấp hơn giá thành từ 5-12 ngàn đồng/kg.

Giá cá giảm sâu, người nuôi lỗ lớn
Cá điêu hồng nuôi bè trên sông La Ngà của ông Nguyễn Trung Hậu ở ấp 1 (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) đến thời điểm xuất bán.

Từ đầu tháng 2-2017, giá cá bắt đầu giảm dần và đến thời điểm này hạ xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Với giá cá như hiện tại, người nào nuôi càng nhiều, thua lỗ càng lớn.

* Cá rẻ như rau

Khảo sát tại một số khu vực nuôi cá lớn tại TP.Biên Hòa, các huyện Định Quán, Trảng Bom... cho thấy giá bán tại ao của các loại cá nước ngọt đều nằm sâu dưới giá thành và đầu ra rất khó khăn. Dù nhiều hộ chấp nhận lỗ lớn nhưng vẫn không tìm được thương lái mua cá vì nguồn cung quá lớn, trong khi nhu cầu của thị trường tăng rất ít. Giá cá rô đồng bán tại ao nuôi chỉ còn 17-18 ngàn đồng/kg, cá lóc 24-25 ngàn đồng/kg, cá điêu hồng 27-28 ngàn đồng/kg, cá chép 32-35 ngàn đồng/kg, cá lăng 60-65 ngàn đồng/kg...

Ông Nguyễn Trung Hậu (ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) lo lắng: “Tôi có khoảng 100 tấn cá điêu hồng nuôi bè đến thời điểm xuất bán. Tuy chất lượng cá tốt nhưng thương lái chỉ trả 28 ngàn đồng/kg, thấp hơn 5 ngàn đồng/kg so với giá thành. Đợt cá này bán ra tôi lỗ khoảng 500 triệu đồng”. Ông Hậu còn chia sẻ thêm, từ đầu năm đến nay cá điêu hồng liên tục giảm ông đã mất trên 200 triệu đồng. Cứ nghĩ theo chu kỳ cá giảm 4-5 tuần sẽ tăng trở lại nên tiếp tục nuôi để gỡ gạc, không ngờ đầu năm nay cá giảm sâu và kéo dài như vậy nên những hộ càng nuôi lớn càng mất nhiều.

Tương tự, ông Trần Đức Cần (ngụ KP.1, phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa) nói: “Khoảng 5 năm trở lại đây, chưa có khi nào cá chép lại giảm sâu và kéo dài như vậy. Hơn 2 tháng nay, giá cá chép bán tại bè chỉ còn 32-35 ngàn đồng/kg nên cứ mỗi tấn cá bán ra tôi lỗ hơn 10 triệu đồng. Từ đầu tháng 2 đến điểm này, tôi đã mất khoảng 400 triệu đồng”.

Hiện tại ông Cần còn gần 100 tấn cá chép nuôi bè trên sông Cái chưa tìm được thương lái mua. Ông Cần đang lo lắng đến hốc hác cả người vì dù có tìm được thương lái mua, nhưng giá cá không tăng thì ông sẽ mất thêm cả tỷ đồng. Một số thương lái cho hay, sở dĩ giá cá nước ngọt giảm sâu vì nguồn cung rất lớn trong khi nhu cầu ít biến động. Năm nay mùa khô mưa nhiều, nguồn nước ngọt ở các ao, hồ, sông dồi dào nên người nuôi thủy sản theo hình thức bán công nghiệp đã tăng sản lượng khá lớn dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm sâu và khó tìm được đầu ra.

Thê thảm nhất là người nuôi cá rô đồng vì giá giảm xuống chỉ còn 17 ngàn đồng/kg, thấp hơn giá thành đến 12-13 ngàn đồng/kg. Cá rô đồng phần lớn được nuôi dạng công nghiệp, đến thời điểm xuất bán nếu không tìm được người mua cá sẽ ngốn một lượng thức ăn rất lớn và trọng lượng quá cỡ rất  khó bán, người nuôi tiếp tục thiệt đơn, thiệt kép.

* Giá bán lẻ vẫn cao ngất

Dù người nuôi cá tại Đồng Nai đang điêu đứng vì thua lỗ thì tại các chợ trong tỉnh, nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua cá với giá cao như thời điểm cá chưa giảm.

“Trước đây, cá điêu hồng bán tại bè 38-40 ngàn đồng/kg thì giá bán lẻ ở các chợ dao động 55-60 ngàn đồng/kg. Nhưng hơn 2 tháng nay, giá cá điêu hồng tại bè còn 27-28 ngàn đồng/kg thì giá tại chợ vẫn giữ nguyên. Như vậy chỉ có người nuôi và người tiêu dùng chịu thiệt thòi” - ông Lê Văn Minh, một hộ nuôi cá bè ở ấp 1 (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán), nói. Theo ông Vũ Đình Đàm, người nuôi cá chép bè trên sông Cái thuộc khu vực KP.1, phường Thống Nhất

(TP.Biên Hòa), dù cá nước ngọt bán tại ao, hồ, sông rẻ nhưng giá bán lẻ ở các chợ ít khi hạ là do phải qua nhiều khâu trung gian. Ví dụ, cá lăng bán tại bè chỉ khoảng 60-65 ngàn đồng/kg thì giá bán lẻ tại chợ vẫn 100-110 ngàn đồng/kg; cá lóc ở bè 23-24 ngàn đồng/kg, song chợ vẫn bán 60-65 ngàn đồng/kg; cá chép tại bè 30-35 ngàn đồng/kg, ở chợ 65-80 ngàn đồng/kg; cá rô bán lẻ chợ vẫn 50-55 ngàn đồng/kg.

Một thực tế diễn ra là người nuôi thủy sản tại Đồng Nai đang phải đối mặt với thua lỗ lớn và nợ nần chồng chất vì giá cá rớt sâu, còn người tiêu dùng vẫn luôn mua cá nước ngọt giá cao và lợi nhuận đang nằm ở khâu trung gian. Nếu giá cá tại các chợ hạ 5-10 ngàn đồng/kg có thể kích cầu người tiêu dùng, giúp nông dân có đầu ra tốt hơn.

Báo Đông Nai
Đăng ngày 18/04/2017
Hương Giang
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:16 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:16 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:16 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:16 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:16 25/04/2024