Giá thức ăn tăng cao: Người "neo cá" chờ giá, người không dám thả giống

Giá thức ăn tăng quá cao khiến người nuôi cá ở ĐBSCL lao đao, không ít chủ ao mạo hiểm ’neo cá’ chờ giá, còn người chưa nuôi thì không dám thả giống.

Thức ăn cá
Giá thức ăn tăng cao người nuôi gặp khó khăn

Từ đầu năm đến nay, giá bán cá tra nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao, tuy nhiên, với giá thức ăn tăng cao, các vật tư đầu vào khác như xăng dầu, thuốc, hóa chất xử lý môi trường, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản cũng tăng giá, người nuôi lợi nhuận từ 500 - 1.500 đồng/kg. Nhưng điều nghịch lý ở các địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn tại ĐBSCL như: An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ... lại hạn chế mở rộng diện tích nuôi.

Ông Lê Văn Tâm, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có gần 20 năm trong nuôi cá tra. Ông Tâm cho biết, chưa bao giờ giá thức ăn cho cá tăng liên tục như hiện nay. Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thức ăn đã tăng lên 6.000-8.000 đồng/kg, chưa kể giá xăng dầu và các loại chi phí khác cũng tăng theo khiến giá thành của con cá tra bị đội lên cao. Đây cũng là lý do mà nhiều người đã thu hẹp quy mô nuôi cá, dù giá cá tra đang đứng ở mức cao so với mọi năm.

Riêng gia đình ông Tâm trước đây thường nuôi 5 hầm cá, bình quân mỗi hầm rộng 2-3 ngàn mét vuông nhưng nay chỉ thả nuôi 3 hầm thôi. Vì nếu thả nuôi mới trong giai đoạn này, giá thành sản xuất cá tra thấp nhất cũng 30.000 đồng/kg nên bán ra phải trên giá này hoặc giá thức ăn phải giảm xuống thì người nuôi cá mới mong có lợi nhuận.

Tuy nhiên, giá có tăng nhưng người nuôi đạt lợi nhuận thấp, bởi giá thành nuôi gần bằng với giá bán ra, trong đó giá thức ăn tăng liên tục đã gây áp lực cho ngành cá tra. Để ngành hàng cá tra phát triển và người nuôi có lãi trong thời điểm “bão giá thức ăn” tăng cao, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cả hộ nông dân đẩy mạnh việc liên kết trong nuôi cá giống lẫn cá thịt, phục vụ xuất khẩu.

Qua mối liên kết này, chúng ta sẽ kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn đầu vào mua tận nguồn gốc để giảm bớt chi phí vận chuyển, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, giúp ngành hàng cá tra phát triển bền vững.

Mạo hiểm “neo cá” chờ giá

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích nuôi thủy sản đến tháng 3 là 2.079 ha/kế hoạch cả năm 2023 là 9.100 ha. Trong đó, cá tra thả nuôi được hơn 80 ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp gần 49 ha, TP Ngã Bảy gần 23 ha, huyện Châu Thành gần 9 ha… Sản lượng đã thu hoạch được 9.464 tấn. Cá thát lát thả nuôi được 52,5 ha, các hộ nuôi chủ yếu tập trung ở huyện Phụng Hiệp với 38 ha diện tích thả nuôi, còn lại rải rác ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Sản lượng cá thát lát đã thu hoạch 248 tấn, chủ yếu bán cho các cơ sở thu mua chế biến chả cá, cá thát lát rút xương hoặc nguyên con tẩm gia vị…

Thức ăn cáGiá thức ăn thủy sản đang tăng rất cao khiến người nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn, rất khó có lời để đầu tư nuôi tiếp. Ảnh: Hoàng Vũ

Theo bà Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc Hợp tác xã Ngũ Thường Mekong (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), giá thức ăn thủy sản thời gian qua tăng khá cao, hiện nay Hợp tác xã mua vào để nuôi cá lên tới 660.000 đồng/bao 25 kg, loại đạm cao (42% đạm), còn loại 30% đạm cũng trên 500.000 đồng/bao. Để giảm chi phí đầu tư, cá tại đơn vị được nuôi trong chuỗi kinh tế tuần hoàn, tức là sử dụng phân bò để nuôi trùn quế, thu hoạch trùn quế làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, mỗi tuần cũng chỉ có thể cho ăn bổ sung bằng trùn quế 2 lần, còn lại vẫn phải lệ thuộc vào thức ăn công nghiệp.

Theo tính toán của bà Hằng, để sản xuất ra 1 kg cá thát lát thương phẩm thì hệ số thức ăn tiêu tốn từ 1.4 - 1.5, đó là đã cho ăn bổ sung trùn quế. Còn nuôi thông thường thì lên tới 1.6 - 1.7 hệ số/kg cá thương phẩm. Đối với cá sặt rằng còn cao hơn, 2.0 hệ số/ký cá thương phẩm. Như vậy, để có 1 kg cá xuất bán, chỉ riêng chi phí thức ăn đã lên tới 45.000 - 50.000 đồng. Chưa kể chi phí mua cá gống, công chăm sóc 9-10 tháng, chi phí điện, nước trong suốt thời gian ấy…

Thế nhưng, giá cá sặc rằn thương phẩm xuất bán hiện nay chỉ ở mức 50.000 - 55.000 đồng/kg, còn cá thát lát là 60.000 - 65.000 đồng/kg. Với mức giá này thì người nuôi cá đang gặp rất nhiều khó khăn, rất khó có lời để đầu tư nuôi tiếp.

Theo một vị giám đốc đại diện diện cho công ty có nhiều năm trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, hiện nay giá thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hay nhập khẩu về Việt Nam đều tăng cao. Do có nhiều nguyên nhân tác động như: Đầu vào nguyên liệu tăng cao gấp đôi, giá dầu tăng, lãi suất ngân hàng tăng và vận chuyển logistic tăng…

Đó là những yếu tố gây khó khăn cho nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Chính vì vậy giá thức ăn chăn nuôi gần 2 năm nay luôn ở mức cao, từ đó doanh nghiệp tăng giá bán thức ăn trong nước theo nên gây áp lực khó khăn cho nông dân nuôi thủy sản hay nuôi gia cầm, gia súc. 

Đại diện doanh nghiệp sản xuất thức ăn còn cho biết thêm, từ giữa năm 2022 đến nay nhà sản xuất thức ăn phải chịu 3 đợt tăng giá từ nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể có 3 thành phần chính để sản xuất thức ăn, mà các nhà sản xuất phải phụ thuộc nhập khẩu, như bột cá hiện doanh nghiệp nhập khẩu vào nhà máy để sản xuất phải chịu phí tăng giá thêm 8.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021, còn nhập bột mì tăng giá thêm 4.000 đồng/kg và nhập bã đậu nành tăng giá thêm 7.500 đồng/kg…

Qua 3 đợt tăng giá, nhà sản xuất thức ăn trong nước tính toán đã đội chi phí lên thêm trên 20.000 đồng/kg, chính vì vậy buộc các doanh nghiệp muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm phải tăng giá theo, biết rằng khi bán ra thị trường sẽ gây khó khăn cho nông dân.

Để giá thức ăn bình ổn, giúp người chăn nuôi có lời, nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi kiến nghị nhà nước cần có chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào bằng 0 và giảm lãi suất ngân hàng.

Đồng thời kêu gọi doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi từ thủy sản và thịt gia cầm, gia súc… bao tiêu về giá mức ổn định để giúp người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đủ sức cầm cự, vượt qua khó khăn trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao hiện nay.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 30/03/2023
Đ.T.Chánh - Lê Hoàng Vũ
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:20 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:20 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:20 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:20 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:20 19/04/2024