Hầu hết các loài cá săn mồi đã biến mất ở các rạn san hô thuộc vùng biển Caribe.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Bắc Carolina đã nhận thấy rằng trên 90% các loài cá săn mồi ở các rạn san hô thuộc vùng biển Caribe đã biến mất do bị khai thác quá mức. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái đại dương và khu vực kinh tế ven biển.

san hô
San hô nguồn internet

Các nhà khoa học đã xác định được các rạn san hô là nơi lý tưởng (supersite), có thể là môi trường sống cho một số lượng lớn các loài cá săn mồi. Nếu các nơi này được đưa vào sử dụng lại, có thể sẽ giúp khôi phục lại môi trường cũng  như khôi phục lại nền kinh tế vốn đã bị suy thoái do khai thác quá mức.

Nghiên cứu cho thấy những “nơi lý tưởng” này - các rạn san hô với các vết nứt trên bề mặt có tác dụng như là một nơi ẩn nấp của con mồi (và cũng thu hút các loài động vật săn mồi) - nên được ưu tiên bảo vệ và có thể là một mô hình trong khu vực để trưng bày các giá trị đa dạng sinh học nhằm phục vụ cho ngành du lịch và cho các mục đích sử dụng khác. Những điểm đặc biệt khác tạo ra “nơi lý tưởng” là lượng thức ăn sẵn có, kích thước của rạn san hô và gần với các khu rừng ngập mặn.

Tiến sĩ Bruno, một nhà sinh vật biển cho biết: “Trên đất liền, một nơi lý tưởng sẽ là một công viên quốc gia như Yellowstone, nơi sinh sống tự nhiên của nhiều loài động vật hoang dã và đã được chính phủ liên bang bảo vệ”.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 39 rạn san hô ở Bahamas, Cuba, Florida, Mexico và Belize, cả trong và ngoài các khu bảo tồn biển. Mục đích là để xác định số lượng cá đã bị mất bằng cách so sánh sinh khối cá ở các nơi nguyên sơ với sinh khối cá trên một rạn san hô điển hình. Họ ước tính sinh khối ở mỗi địa điểm và nhận thấy rằng 90% các loài cá săn mồi đã bị mất do bị khai thác quá mức.

Trong quá trình làm việc, họ nhận thấy rằng có một số ít rạn san hô nếu được bảo vệ có thể sẽ góp phần đáng kể trong việc phục hồi quần thể cá săn mồi cũng như giúp khôi phục lại các loài đã bị cạn kiệt.
Courtney Ellen Cox, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Một số tính năng có ảnh hưởng to lớn đáng ngạc nhiên đến số lượng loài săn mồi mà một rạn san hô có thể hỗ trợ”. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tin rằng rạn san hô Columbia nằm bên trong vùng cấm hoạt động nghề cá của Cozumel (Mexico) có thể hỗ trợ trung bình gấp 10 lần mức hiện tại cho các loài cá săn mồi nếu rạn san hô này được bảo vệ.

Cách đây không lâu, trên rạn san hô có rất nhiều cá lớn, nhưng hiện nay phần lớn chúng không còn do bị đánh bắt. Ngày nay, trong các khu bảo tồn biển có các loài cá săn mồi lớn hơn và phong phú hơn so với ở các rạn san hô không được bảo vệ và bị khai thác quá mức. Nhưng thậm chí ở một số khu bảo tồn biển, các loài cá săn mồi cũng đã bị suy giảm mạnh mẽ, chủ yếu là do các quy định về khai thác thủy sản không được thực hiện.


Tiến sĩ Bruno giải thích rằng điểm mấu chốt là việc bảo vệ các loài cá săn mồi có lợi cả về khía cạnh môi trường lẫn kinh tế.
Valdivia, hiện làm việc Trung tâm Đa dạng Sinh học ở Oakland - California, cho biết: “Một con cá mập sống sẽ đem lại doanh thu hơn 1 triệu USD cho ngành du lịch. Bởi vì chúng sống trong nhiều chục năm và hàng ngàn người sẽ đi du lịch và lặn để xem chúng gần hơn. Đó là động lực kinh tế to lớn để khôi phục và bảo vệ cá mập cũng như các loài cá săn mồi hàng đầu khác trên các rạn san hô”.

The Fish Site
Đăng ngày 13/03/2017
Đào Minh
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 12:47 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 12:47 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:47 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 12:47 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:47 16/04/2024