Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
Ốc hương thương phẩm. Ảnh: NTN

Kế đó, ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị kinh tế gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điều kiện vùng nuôi

- Ao nuôi ở vùng quy hoạch hoặc được chấp thuận của cơ quan thẩm quyền.

- Vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn, độ mặn ổn định 25 – 35‰.

- Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. 

- Nếu trong ao có đăng chắn thì đăng phải làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài, độ cao lưới cắm đăng phải vượt qua mức nước triều cao nhất 1 m.

Chọn và thả giống

Chọn giống

- Chọn những con giống không có dấu hiệu bị bệnh như: Sưng vòi, mòn vỏ và đỉnh vỏ,…

- Ốc có màu sắc tươi sáng, vân trên vỏ rõ ràng, vỏ cứng và đỉnh vỏ không bể. 

- Ốc khỏe mạnh, trạng thái hoạt động bình thường: bò lên nhanh khi cho ăn và vùi xuống cát khi ăn xong, khi mới bắt lên toàn bộ ốc phải khép vỏ. 

- Kích cỡ giống: tối thiểu đạt 8.000 - 10.000 con/kg trở lên.

Thả giống

- Giống thường được vận chuyển bằng phương pháp đóng kín (túi nilon bơm oxy cỡ 0,5 × 0,2m), bỏ trong thùng xốp.

 - Trong quá trình vận chuyển giữ nhiệt độ 25 – 26oC, thường 2 – 4 vạn trong 1 túi.

- Trước khi thả, đổ giống ra thau sau đó cho nước từ từ vào thau để ốc thích nghi dần với môi trường mới, khoảng 20 – 30 phút sau đó thả ốc. 

- Sau khi thả ốc khoảng 2 – 3 giờ tiến hành kiểm tra, thấy ốc vùi mình hết 70% là được.

- Mật độ thả 500 con/m2.

Cho ăn và chăm sóc

Cho ăn

- Thức ăn dùng nuôi ốc là: Cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, … 

- Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc chiều tối, thức ăn phải tươi, không ương thối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào con ăn; trai, sút, sò, hàu, … đập vỡ vỏ; cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.

- Lượng cho ăn hàng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi có trong ao.

Chăm sóc

- Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa gây ra. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò, … ra khỏi ao.

- Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời thiên địch và làm vệ sinh lưới để nước lưu thông.

- Trường hợp nuôi lâu đáy quá bẩn, có mùi hôi, ốc không ăn và yếu dần, cần vệ sinh đáy ao thường xuyên.

Phòng bệnh

- Bệnh chết hàng loạt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các trại sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Ốc bò lên bề mặt nền đáy, bỏ ăn và chết nhanh sau 1 đến 2 ngày, dấu hiệu kèm theo là vòi lấy thức ăn của ốc lòi ra, sưng tấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp các tác nhân gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm. Hiện nay chưa có biện pháp trị bệnh hiệu quả do chưa xác định tác nhân chính. 

- Để hạn chế bệnh này, trước hết phải quản lý môi trường nuôi sạch sẽ, chú trọng nguồn giống và chất lượng giống nuôi. Ngoài ra nên bổ sung một số loại vitamin như C, B1, … vào trong thức ăn để ốc sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.

Thu hoạch

- Tùy điều kiện môi trường nuôi và quá trình chăm sóc, sau khoảng 6 tháng thì thu hoạch thương phẩm. 

- Khi ốc đạt kích cỡ 90 – 150 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Ốc sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai (lồng treo) hoặc bể 1 – 2 ngày để làm sạch bùn đất và trắng vỏ trước khi bán ra thị trường.

Đăng ngày 18/09/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 11:13 29/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 15:19 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 15:19 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 15:19 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 15:19 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 15:19 01/10/2023