Khá lên nhờ nuôi "quái vật" ở đầm nước lợ

Chưa đầy 10 tháng, từ cá giống 5-6 lạng, khi thu hoạch đạt trung bình 4-5 kg. Nếu nuôi thêm 1 năm, cá trắm đen có chiều dài trên dưới 1 m, trọng lượng 14-15 kg…

ca tram den
Khi thu hoạch, cá trắm đen đạt trung bình 4-5kg

Vốn sống ở nước ngọt và nổi tiếng dữ dằn với kích thước lớn, trọng lượng “khủng”, từ khi được chuyển ra khu vực đầm ao nước lợ, do thích nghi với môi trường và thức ăn mới, cá trắm đen lớn vùn vụt. Chưa đầy 10 tháng, từ cá giống 5-6 lạng, khi thu hoạch đạt trung bình 4-5 kg. Nếu nuôi thêm 1 năm, chúng có chiều dài trên dưới 1 m, trọng lượng 14-15 kg…

Bên ấm trà nóng trong căn nhà dựng tạm hở tứ phía đón gió lồng lộng từ biển thổi vào ở khu vực cống Cổ Tiểu (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), anh Phạm Văn Đang, sinh năm 1979, quê ở xã An Lư (huyện Thủy Nguyên) nhớ lại cơ duyên đưa cuộc đời anh gắn bó với cá trắm đen. Sinh ra và lớn lên ở khu vực nuôi trồng thủy sản, cả tuổi thơ của anh quanh quẩn bên những đầm, ao mênh mông.

Ngày nghỉ học, anh thường cùng chúng bạn bắt ốc, mò tôm, câu cá. Đến dịp cuối năm, lại hồi hộp chờ ngày vét đầm, vét ao để thỏa thích nhìn ngắm cũng như được tận tay bắt những con trôi, trắm cỏ, chép… nần nẫn, trọng lượng có khi lên tới vài kg.

Ngày đó, trong khu vực đầm, ao nước lợ của gia đình cũng như những hộ chung quanh, thi thoảng xuất hiện một vài con cá trắm đen “cụ”. Hôm nào được phân công ra trông đầm, cứ nghe tiếng quẫy nước ùng oàng của chúng, là thao thức cả đêm.

18 tuổi, anh Đang lên làm việc trên tàu chở than xuất khẩu. Ngày đó, dù “mang tiếng” thoát ly khỏi đồng ruộng, nhưng anh vẫn gắn bó với ao, đầm như định mệnh. Sau khi lập gia đình, vợ chồng anh thuê khu đầm rộng hơn 1 mẫu tiếp tục theo truyền thống của gia đình nuôi cá… Chồng đi biền biệt, người vợ ở nhà xoay xở với việc nhà, vừa chăm lo con cái và trông nom đầm cá. Năm 2009, có người mách bảo, anh cùng vợ lặn lội vào khu vực nuôi thủy sản nước lợ ở Nam Định. Thấy người ta nuôi đại trà trắm đen, trong chưa đầy nửa năm, con nào con nấy to bằng bắp chân người lớn. Từ “tròn mắt ngạc nhiên”, vợ chồng anh mê tít và quyết định học hỏi kinh nghiệm cũng như mô hình nuôi cá trắm đen nước lợ để về đầu tư tại quê nhà.

thuc an ca
“Khoảng 3 tháng trước khi thu hoạch, ước tính mỗi ngày phải chi 7-8 triệu đồng tiền thức ăn cho cá”. Ảnh: Trung Kiên

“Đưa cá trắm đen ra nuôi ở khu vực nước lợ là quyết định thay đổi cuộc đời tôi”- anh Đang tâm sự: “Hồi đầu, gia đình, bạn bè phản đối ghê gớm bởi không nhiều người tin có thể nuôi trắm đen theo phương pháp công nghiệp, nhất là ở khu vực nước lợ. Loài cá này vốn rất dữ dằn, mỗi ao nhiều lắm chỉ có 4 con, mỗi con chiếm cứ một góc và sẵn sàng “xử” nếu có con cá khác mon men lại gần. Với lại, ngày đó giống cá còn hiếm, rất khó tìm mua!”. Từ khi quyết định nuôi cá trắm đen đến nay, trải qua 7 vụ cá, anh liên tục trúng lớn.

Với số tiền thu được từ loài cá được mệnh danh là “quái vật” vùng sông nước này, anh thuê thêm diện tích đầm ở xã An Lư, khu vực cống Cổ Tiểu. Không còn cọc cạch chiếc xe máy cà tàng như trước, vợ chồng anh sắm chiếc ô-tô bán tải qua lại như con thoi giữa 2 huyện chăm sóc đàn cá trắm đen lên tới hàng chục nghìn con.

Nhớ lại những ngày tháng khởi nghiệp với nghề nuôi cá trắm đen nước lợ, sự xúc động hiện rõ trên gương mặt và ánh mắt của anh Đang: “Lúc còn làm trên tàu, tháng nào lương cũng đều đặn 15-20 triệu đồng nhưng chẳng đưa cho vợ con đồng nào, bởi quy hết thành cá giống và thức ăn. Sau đó, tiền thu từ bán cá lại đầu tư ngược thuê thêm ao đầm, cải tạo bờ be, sắm máy sục khí chìm tạo ô-xi…”.

Lúc đầu, vợ chồng anh Đang cho cá ăn chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp kèm ốc vặn, ốc bươu vàng. Tuy nhiên, nếu cho ăn nhiều thức ăn công nghiệp, cá tuy mau lớn nhưng thịt nhạt và bở. Còn chủ yếu cho ăn ốc, cá chậm lớn, hiệu quả kinh tế không cao. Sau này, anh cho cá ăn don dắt, không ngờ chúng hợp với loại thức ăn quê mùa này đến vậy. Trong khi đó, thịt cá vừa chắc lại thơm ngon chẳng khác loại sinh sống trong môi trường tự nhiên là mấy.

Với thời giá hiện nay, riêng tiền thức ăn nuôi cá tiêu tốn của vợ chồng anh trên dưới 3 triệu đồng/ngày. “Khoảng 3 tháng trước khi thu hoạch, ước tính phải chi đến 7-8 triệu đồng/ngày”- Anh Đang chia sẻ.

tram den
Trắm đen là loài cá dữ nền khu vực cho ăn phải kè bờ chắc chắn

Tuy chi phí tốn kém, nhưng bù lại, cá trắm đen bán được giá. Loại từ 3 kg trở lên, bán cho thương lái với giá 90.000 đồng/kg. Từ 4 kg, giá 100.000 đồng/kg. Còn trên 10 kg, từ 140.000 đồng/kg trở lên. Tính ra, một sào ao đạt độ sâu ít nhất 1,5 mét, có thể nuôi với mật độ 200 con. Trừ chi phí cá giống (100.000 đồng/kg), thức ăn, nhân công, điện… trung bình mỗi con đạt 5kg trở lên được bán ra với giá 500.000 đồng, thu lãi tới 60% (300.000 đồng/con).

“Nếu “xuôi chèo mát mái” và “trời thương”, sau 1 năm, 1 sào có thể cho thu nhập tới 60 triệu đồng. Mà cá trắm đen hiện ít người nuôi nên không có chuyện ế hay bị thương lái ép giá. Quen mối, mỗi khi thu hoạch đầm cá, ô-tô vào ra nườm nượp”- anh Đang cho biết.

Hải Phòng Online/Vnmoney, 23/04/2016
Đăng ngày 24/04/2016
Thái Phan
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:45 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:45 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:45 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:45 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:45 28/03/2024