Khắc phục nạn bồi lấp Cảng cá Tam Quan: Cần giải pháp xử lý triệt để

Nhiều năm trở lại đây, luồng lạch ra vào Cảng cá Tam Quan (thuộc xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) thường xuyên bị bồi lấp; nhiều tàu cá bị mắc cạn, thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Với sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh và từ nguồn vốn xã hội hóa, huyện Hoài Nhơn đã nỗ lực khắc phục tình trạng này, tạo thuận lợi cho tàu cá ra vào cảng.

cảng cá
Thi công nạo vét luồng lạch ra vào Cảng cá Tam Quan. Ảnh: NGUYỄN HÂN

Mỗi năm thiệt hại 85 tỉ đồng

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Từ năm 2010 đến nay, luồng lạch ra vào Cảng cá Tam Quan thường xuyên bị bồi lấp, khiến hàng chục tàu cá ra vào cảng bị mắc cạn; ngư dân gặp nhiều khó khăn mỗi khi đưa tàu cập cảng để bán sản phẩm. Theo thống kê, hàng năm, khối lượng bồi lấp vào cửa biển trung bình từ 47.000  đến 100 ngàn m3 cát. Tình trạng này khiến nhiều tàu cá bị sóng đánh dạt vào bờ đá làm chìm tàu, tàu bị hư hỏng nặng…; thiệt hại mỗi năm ước khoảng 85 tỉ đồng.

Ông Trần Văn Hùng, ngư dân ở thôn Kim Giao Bắc, xã Hoài Hải, cho biết: Gia đình tôi có 2 tàu đánh cá xa bờ công suất 750CV thường xuyên ra vào Cảng cá Tam Quan để bán sản phẩm và lấy “tổn” (nguyên vật liệu phục vụ nghề đi biển) để khai thác xa bờ. Tuy nhiên, do cửa biển bồi lấp nghiêm trọng nên nhiều lần tàu cá của gia đình tôi bị mắc cạn làm gãy chân vịt, trật bánh lái, gãy cốt… thiệt hại hàng trăm triệu đồng; phải mất thời gian để sửa chữa, làm trễ chuyến biển. Nhiều khi anh em ra khơi trúng luồng cá, gọi tàu cá của chúng tôi cùng ra đánh bắt, nhưng gặp lúc thủy triều xuống thì đành ngồi nhìn, không cho tàu ra được. Có nhiều tàu, đã chuẩn bị đủ “tổn” cho một chuyến biển, nhưng khi ra đến cửa lại bị mắc cạn, đành nhờ tàu khác kéo về chờ nước lên, vậy là trễ chuyến biển.

Theo phản ánh của nhiều ngư dân địa phương, với tình trạng luồng lạch bị bồi lấp ngày càng nhiều, việc ra vào tránh trú bão của tàu thuyền rất khó khăn; nếu tàu thuyền vào cảng không được thì rất nguy hiểm.

Ông La Tình, chủ một tàu cá ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, lo lắng: “Nếu có sóng lớn, tàu thuyền vào cảng dễ bị hất vào kè chắn sóng; nếu ở ngoài thì không có chỗ neo đậu, nên nhiều tàu có công suất lớn phải chạy vào cảng Đề Gi hoặc Cảng cá Quy Nhơn để trú ẩn. Ngại nhất là giữa mùa mưa bão mà có tàu thuyền bị mắc kẹt ở cửa thì các tàu thuyền khác không thể vào được”.

Cần giải pháp xử lý triệt để

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, cho biết: Trước tình hình nạn bồi lấp Cảng cá Tam Quan ngày càng diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã đồng ý cho UBND huyện Hoài Nhơn thực hiện nạo vét luồng lạch và tận thu cát bồi lấp tại cửa biển Tam Quan. Việc nạo vét luồng lạch ra vào cửa biển tiến hành trên tổng chiều dài 1.278 m, chiều rộng 60 m và vùng quay tàu 120 m; kinh phí thực hiện trên 37 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ và vốn xã hội hóa. Trong đó, nạo vét giai đoạn 1 (2015 - 2016) có kinh phí 9 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ và giai đoạn 2 (2017 - 2020) có kinh phí gần 28 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

Ông Đoàn Thế Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tân Lập - đơn vị đảm nhận nạo vét luồng lạch ra vào Cảng cá Tam Quan, cho biết: Công ty bắt đầu thực hiện việc nạo vét luồng lạch từ cuối năm 2015 và đã huy động 2 tàu sắt, 2 giàn bơm hút cát công suất lớn cùng hơn 20 công nhân tích cực làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày. Đến nay, đã nạo vét, đưa lên bờ được 250 ngàn m3 cát; nhờ vậy, cơ bản khắc phục được tình trạng tàu cá mắc cạn mỗi khi ra vào cảng. Từ nay đến trước mùa mưa lũ, đơn vị thi công sẽ tiếp tục duy trì thường xuyên hoạt động bơm hút cát để đảm bảo luồng lạch thông thoáng cho tàu cá ra vào cảng; đảm bảo nơi trú ẩn an toàn cho tàu cá trong suốt mùa mưa lũ.

Theo chính quyền địa phương, việc nạo vét cửa biển Tam Quan hiện nay chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời để tạo điều kiện cho tàu cá ra vào cửa biển an toàn. Các năm trước đây, địa phương cũng đã hợp đồng với các đơn vị chức năng tiến hành nạo vét cát bồi lấp, nhưng chỉ sau mỗi mùa mưa lũ, tình trạng bồi lấp lại tái diễn. Để khắc phục một cách triệt để, địa phương kiến nghị UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT đầu tư kinh phí xây dựng một bờ kè dài khoảng 200 m ở phía Bắc cửa biển này, nhằm ngăn không cho cát từ phía Bắc theo dòng chảy vào bồi lấp cửa biển.

Về vấn đề này, ông Phan Trọng Hổ cho biết: Thời gian qua, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh đã nhiều lần có văn bản báo cáo Bộ NN&PTNT, Chính phủ nghiên cứu các giải pháp khả thi giúp địa phương. Từ năm 2014 đến nay, đã có 2 công trình nghiên cứu của các bộ, ngành chức năng về tình trạng bồi lấp cảng và giải pháp khắc phục vấn nạn này. Tuy nhiên, dự trù kinh phí để thực hiện dự án khá lớn (trên 57 triệu USD) nên chưa tìm được nguồn vốn khả thi.

Vừa qua, trong buổi làm việc với Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai, UBND tỉnh đã đề nghị tổ chức này quan tâm kêu gọi nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật giúp địa phương thực hiện dự án. Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, sẽ làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tìm nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án khắc phục tình trạng bồi lấp Cảng cá Tam Quan.

Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai cho biết, sẽ làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tìm nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án khắc phục tình trạng bồi lấp Cảng cá Tam Quan

Báo Bình Định, 08/08/2016
Đăng ngày 09/08/2016
Nguyễn Hân
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 05:26 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 05:26 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 05:26 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 05:26 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 05:26 20/04/2024