Kiểm soát tỉ lệ chết trên cá hồi vân nhiễm virus IPNV và VHSV

Báo cáo Saeed Ganjoor M và cộng sự 2016 cho thấy việc xử lý nước bằng chất khử trùng chloramin-T giúp giảm tỷ lệ tử vong của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) khi nhiễm virus (IPNV và VHSV).

Kiểm soát tỉ lệ chết của cá hồi vân nhiễm virus
Cá hồi vân. Ảnh: Internet

Virus là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm trên cá nuôi bởi nó gây ra tỉ lệ chết cao và tổn thất kinh tế nặng nề. 2 bệnh do virus quan trọng trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là bệnh Hoại tử tụy truyền nhiễm (IPNV) và bệnh Xuất huyết do virus (VHSV) đây là các virus gây bệnh chủ yếu ở cá nhỏ và gây tỉ lệ tử vong cao. 

bệnh trên cá, bệnh cá, bệnh trên cá hồi, bệnh cá hồi vân, bệnh do virus, bệnh IPNV trên cá hồi 

Bệnh hoại tử tụy truyền nhiễm (IPNV) trên cá hồi. Ảnh: ResearchGate

Hoại tử tụy truyền nhiễm (IPNV) là một bệnh do virus truyền nhiễm, ảnh hưởng đến nhiều loài cá ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, bệnh rất dễ lây lan và gây thiệt hại cho cá hồi con được nuôi trong điều kiện thâm canh. Bệnh đặc trưng nhất xảy ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi brook (Salvelinus fontinalis), cá hồi nâu (Salmo trutta), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và một số loài cá hồi khác (Oncorhynchus spp.). 

Độ nhạy của cá thường giảm khi độ tuổi tăng. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm mắt sưng, da sẫm màu, bơi xoắn ốc, bụng phình to. Tỷ lệ tử vong tích lũy có thể thay đổi từ dưới 10% đến hơn 90% tùy thuộc vào sự kết hợp của một số yếu tố như chủng và số lượng virus, vật chủ và điều kiện môi trường. Bệnh lây truyền theo chiều ngang qua đường nước và theo chiều dọc qua trứng. 

Tác nhân gây bệnh IPNV, là một loại virus RNA thuộc họ Birnaviridae. Các biện pháp kiểm soát hiện đang được thực hiện là thực hành an toàn sinh học trong nuôi cá hồi thông qua tránh sử dụng trứng được thụ tinh từ cá hồi bố mẹ mang mầm bệnh IPNV và sử dụng nguồn cung cấp nước an toàn. Trong bùng phát dịch bệnh, việc nuôi cá hồi với mật độ phù hợp có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong. Hiện tại không có phương pháp điều trị hoặc vaccine hiệu quả hoàn toàn.

 bệnh trên cá, bệnh cá, bệnh trên cá hồi, bệnh cá hồi vân, bệnh do virus, bệnh VHSV trên cá hồi

Bệnh xuất huyết do virus(VHSV) trên cá hồi. Ảnh: montanaoutdoor

Virus VHS thuộc giống Novirhabdovirus thuộc họ Rhabdoviridae là mầm bệnh trên rất nhiều động vật thủy sinh. Nó gây bệnh cho 48 loài cá. VHSV thuộc chi Novirhabdovirus , thuộc họ Rhabdoviridae. 

Cá bị bệnh có thể biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, bao gồm tử vong nhanh chóng (có thể đạt tới 100% trong cá bột), lờ đờ, có thể lồi một mắt hoặc cả hai mắt, mang chuyển màu nhạt, có thể có các đốm xuất huyết, xuất huyết (vây, mang, mắt, da), và bụng phình ra. Ngoài ra cá cũng có hành vi bơi lội bất thường như bơi xoắn ốc. Đây là một bệnh nước lạnh với tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhiệt độ khoảng 9-12°C. Cá hồi cầu vồng nhỏ (0,3-3 g) dễ bị ảnh hưởng nhất với tỷ lệ tử vong gần 100%.

Một số chất kích thích miễn dịch như beta-glucans có nguồn gốc từ nấm men, peptide có nguồn gốc IL-1 và men vi sinh đã được đánh giá giúp tăng cường bảo vệ chống lại VHS. 

Kiểm soát tỉ lệ tử vong của cá hồi vân khi nhiễm virus

Cloramin-T là một hợp chất khử trùng áp dụng để làm bất hoạt một số mầm bệnh. Công thức của chloramin-T là C7H7ClNO2S.Na(3H2O). Cloramin-T là chất bột màu trắng. Độ hòa tan của nó trong nước là 150 g/L (ở 25 °). 

Vào mùa đông năm 2015, các nhà khoa học đã quan sát thấy tỷ lệ tử vong của cá hồi vân con trong một số bể của trại giống ở Iran. Biểu hiện bơi xoắn ốc, da sẫm màu, trướng bụng và bỏ ăn. Lúc đầu, tỷ lệ tử vong thấp nhưng nó tăng dần trong vài ngày sau đó. Đầu tiên, một số cá con được lấy mẫu từ mỗi bể và gửi đến phòng thí nghiệm để phát hiện mầm bệnh. Sau đó, 9 bể được chọn và nhóm thành 3 phương pháp điều trị (đối chứng, điều trị-1 và điều trị-2). Điều trị đối chứng gồm 3 bể mà chúng không gây tử vong. Điều trị-1 và Điều trị-2 có tỷ lệ tử vong cao do nhiễm virus trong trang trại. Sau đó, 10 ppm chloramin-T là hợp chất khử trùng được thêm vào mỗi bể xử lý-1 trong 1 giờ trong 3 ngày liên tục (3 lần). Các bể điều trị-2 không thêm thuốc. 

Sau 7 ngày tỷ lệ chết của cá con trong mỗi bể được ước tính và so sánh với nhau. Tỷ lệ sống sót trong các bể điều trị-1 là khoảng 76% trong khi tỷ lệ sống sót trong các bể điều trị-2 là khoảng 27%. Một tháng sau, kết quả xét nghiệm đã được báo cáo. Kết quả thấy rằng cá của bể đối chứng là an toàn (không có mầm bệnh) trong khi cá của điều trị-1 và điều trị-2 bị nhiễm virus IPN và virus VHS dựa trên xét nghiệm RT-PCR. 

Dựa trên nghiên cứu này, chloramin-T giúp giảm tỷ lệ chết trên cá hồi con nhiễm virus IPNV và VHSV. Khi cá hồi vân bị bệnh tỷ lệ tử vong sẽ tăng dần, điều quan trọng là một nông dân có thể kiểm soát bệnh trước ngày thứ 10, nếu không, tỷ lệ tử vong tăng cao gây thiệt hại tài chính. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm rất tốn thời gian; họ cần 3-10 ngày để có kết quả. Do đó, hoạt động tốt nhất trước khi có kết quả phòng thí nghiệm và sử dụng thuốc sát trùng. Cloramin-T là biện pháp khả thi, vì 30 gram chloramin-T là đủ cho 20.000 cá con được an toàn. Vì vậy, một nhà sản xuất giống cá hồi vân có thể áp dụng nó trong khi nghĩ rằng một bệnh do virus sẽ xuất hiện.

Saeed Ganjoor M*. https://www.omicsonline.org
Đăng ngày 21/05/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 10:59 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 10:59 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 10:59 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:59 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 10:59 20/04/2024