Lạ lùng đặc sản "đèn pha đại dương" trông thì ghê, ăn lại mê ở Phú Yên

Sau khi chế biến phần thịt để xuất khẩu, mắt cá ngừ đại dương được bán lại các nhà hàng, từ đó món "đèn pha đại dương" ra đời gây thương nhớ cho thực khách một lần nếm qua.

cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương được đánh bắt hằng trăm tấn vào mỗi năm.

Với sản lượng đánh bắt hàng trăm tấn cá ngừ đại dương mỗi năm, Phú Yên được xem là "thủ phủ" khai thác loài cá này của nước ta.


Mỗi con cá ngừ có trọng lượng trung bình từ 50 - 60kg. Sau khi cập bờ, hầu hết cá ngừ được các thương lái thu mua, sau đó đưa về nhà máy chế biến lấy hết phần thịt để xuất khẩu hoặc bán trong nước.


Do phần mắt và nội tạng khó bảo quản nên thường sẽ được bán ra các hàng, quán để chế biến thành món ăn.


Với trọng lượng từ 100 - 200g/1 con mắt cá ngừ, sau khi chế biến và được thêm các vị thuốc bắc như kỷ tử, hoài sơn, sa sâm, gừng…và đem đi chưng cách thủy chừng 15 - 20 phút món "đèn pha đại dương" sẽ cho được cho ra lò với mùi thơm ngào ngạt.


Để cho vị đúng, món "đèn pha" sẽ được ăn kèm với một ít hành lá, ớt, đặt biệt là rau cải cay, tía tô xắt nhỏ cùng đậu phộng.


Khi dùng, thực khách dùng đũa gắp rau ghém, đậu phộng bỏ vào thố, trộn đều với nước lẩu, rồi dùng muỗng xắn từng góc mắt để thưởng thức vị béo giòn của mắt cá hòa với thuốc bắc, gia vị thơm ngon khó tả. Giá mỗi thố "đèn pha" thường giao động từ 45 - 50 nghìn đồng.


Ngoài món "đèn pha", thịt cá ngừ phi lê chấm mù tạt cũng là một món ăn mà thực khách không nên bỏ qua khi đến tham quan, du lịch tại tỉnh này.


Cá ngừ được cắt thành những miếng mỏng vừa ăn, sau đó được cho lên các đĩa có đá lạnh để giữ độ tươi cho cá.


Cá ngừ phi lê thường được dùng với lá cải cay, tía tô, đậu phộng…chấm xì dầu hòa tan cùng mù tạt.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 18/03/2021
Trung Thi
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:44 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 01:44 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 01:44 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 01:44 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 01:44 12/12/2024
Some text some message..