Loài cá vuông được gọi tên là "cá hòm"

Dù sở hữu cơ thể khá cồng kềnh, cá nóc hòm vàng vẫn bơi nhanh như tên bắn để bắt mồi nhờ sử dụng vây đuôi.

cá nóc hòm vàng
Cá nóc hòm với cơ thể hình hộp. Ảnh: NYT.

Cá nóc hòm vàng có cơ thể hình hộp chữ nhật vuông vắn giống một chiếc hộp nhựa gắn kèm vây. Bất chấp vẻ  ngoài vụng về, loài cá này có thể luồn lách trong những ngóc ngách ở rạn san hô, bắt tôm. Pim Boute, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Wageningen, Hà Lan, và cộng sự phát hiện cách cá nóc hòm vàng sử dụng vây đuôi để di chuyển trong nghiên cứu công bố hôm 8/4 trên trang Royal Society Open Science.

Phần lớn loài cá từ cá tuế đến cá mập có cơ thể dễ uốn, giúp chúng nương theo chuyển động của dòng nước. Nhưng cá nóc hòm có lớp giáp cứng liên kết với nhau thành hình hộp bao quanh cơ thể, đóng vai trò như bộ giáp bảo vệ chúng trước động vật săn mồi nhưng lại hạn chế độ linh hoạt. Vì vậy, khi muốn di chuyển, cá nóc hòm chỉ sử dụng vây, theo Boute.

Dựa trên những nghiên cứu trước đây cũng như quan sát dưới nước, Boute suy đoán vây đuôi là yếu tố quan trọng để tạo ra chuyển động uốn lượn trên mặt phẳng nằm ngang. Để kiểm tra giả thuyết này, Boute và đồng nghiệp sử dụng mô hình 3D bằng nhựa của cá nóc hòm không đuôi. Họ thả mô hình vào bể, sử dụng que mảnh để cố định nó tại chỗ và bơm nước tràn qua giống như lúc cá thật đang bơi trong khi một cảm biến đo lực xoay của con cá giả.

Nhóm nghiên cứu lặp lại quá trình trên nhiều lần, mỗi lần họ lại thay đổi góc của cá giả so với dòng nước. Sau đó, họ thực hiện thí nghiệm tương tự với mô hình gắn vây đuôi. Họ thử chiếc vây ở nhiều vị trí như xòe ra, vươn thẳng hay hướng sang trái hoặc phải.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi không có vây đuôi, cá nóc hòm phụ thuộc vào dòng nước xô đẩy. Nhưng chiếc đuôi xòe rộng giúp nó ổn định bất kể cơ thể ở góc nào so với dòng nước. Trong khi đó, chiếc đuôi khép lại cho phép con cá đối phó với ảnh hưởng của dòng nước ập tới từ nhiều góc khác nhau. Điều này cho thấy bằng cách xòe, khép hoặc uốn đuôi, cá nóc hòm có thể kiểm soát chuyển động cơ thể theo ý muốn.

VnExpress
Đăng ngày 20/04/2020
An Khang
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:06 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:06 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:06 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:06 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:06 29/03/2024