Lũ kém… nhưng cá nhiều

Theo nhiều ngư dân sống khu vực đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc các huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang), năm nay nước bạn Campuchia thực hiện việc xả lô định kì hai năm một lần, chính quyền địa phương bên đó cũng ngăn cấm không cho ngư dân trong và ngoài nước thuê diện tích mặt nước bắt cá như năm trước. Vì thế mà lượng cá linh, cá tạp đầu mùa tràn về Việt Nam nhiều vô kể...

cá linh
Mỗi ngày gia đình ông Hải thu được từ 400-500 kg cá, chủ yếu là cá linh để bán cho bạn hàng.

Lũ năm nay chưa lớn, người dân mưu sinh bằng nghề đánh bắt thủy sản dọc tuyến biên giới Tây Nam  phấn khởi và kỳ vọng một mùa cá bội thu. Ông Nguyễn Phú Hải (ngụ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) vui vẻ cho biết, tuy nước lũ năm nay lên hơi chậm so với cùng kỳ, nhưng lượng cá linh đầu mùa đổ về nhiều gấp rưỡi so với năm 2011 và gấp 5-6 lần so với 3 năm về trước. Gia đình ông may mắn lắm mới đấu thầu với giá gần 500 triệu đồng để đóng đáy khai thác cá trúng đường ven hạng nhất, nằm ngay đoạn đầu trên sông Châu Đốc (một nhánh sông Hậu). Với số tiền bỏ ra đấu thầu như thế không có gì lo ngại. Bởi với 3 miệng đáy của ông hứng trung bình mỗi ngày khoảng 400 kg cá các loại, chủ yếu là cá linh. Với giá cá linh bán tại chỗ hiện đang ở mức 20.000 đồng/kg, trừ đi các khoản chi phí như tiền xăng, tiền nhân công, mỗi ngày ông Hải vẫn còn thu về trên trên 4 triệu đồng.

Ông Hải cho chúng tôi xuống xuồng máy ra giữa dòng sông để cảm nhận cảm giác bềnh bồng trên sông nước và tận mắt chứng kiến cảnh khai thác cá linh mùa nước nổi. Chiếc xuồng máy vừa tấp vào túi đáy đầu tiên, 4 anh em nhân công nâng túi đáy từ từ lên mặt nước. Ông Hải thốt lên: “Cái túi này chắc được khoảng 50 cân”. Sau khi vận chuyển vào bờ để cân cho các bạn hàng đang chờ, ông Hải cho hay, khi nào nước lũ tràn đồng thì dân nghèo mới có thể bắt được cá linh bằng cách đặt dớn. Còn những người đánh bắt cá trên sông bằng đáy thì cần phải có số vốn lớn, có thể lên đến cả tỉ đồng. Theo thiết kế, miệng đáy được đặt sát mép nước và sâu khoảng 5m. Túi đáy dài khoảng 60m có thể chứa từ 500-600 kg cá. Những ngày cá chạy nhiều, cứ 20 phút đổ đáy 1 lần và làm liên tục trong 24 giờ. Mỗi lượt đi đổ đáy cần đến 4-5 người.

Anh Toàn, một người làm công cho biết: “Cá linh đầu mùa thường chạy theo luồng chứ không đợi đến việc trời mưa hay nắng. Những năm trước đây, nếu trúng một luồng cá là đã đầy túi, đổ không kịp có thể cả giàn đáy bị nước lũ cuốn trôi. Chuyện đó bây giờ rất khó diễn ra vì lượng cá ngày càng ít. Cứ mỗi ngày hứng được cỡ 500 kg là tốt lắm rồi”.

ca linh

Cũng trên đoạn sông này, ông Nguyễn Văn Sến, một ngư dân cho biết: Do năm nay thiếu kinh phí nên ông chỉ trúng thầu được đường ven hạng II với giá 200 triệu đồng theo quy định của Phòng Tài chính huyện An Phú. Do đó, giàn đáy của ông Sến phải chịu lùi về phía hạ nguồn khoảng 2km. Ông Sến nói: “Công việc đấu thầu đóng đáy được bắt đầu từ tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, đến tháng 7 thì cán bộ thủy sản và chính quyền địa phương mới có thông báo cho phép khai thác, nhưng lúc này cá chạy cũng ít lắm”. Đến nay, cả 3 miệng đáy của ông Sến mỗi ngày thu được vài trăm cân cá linh và một ít cá tạp. Tuy nhiên, nhờ năm nay giá cá tương đối cao nên ông Sến cũng yên tâm, vì thời gian khai thác còn khá dài. Chẳng hạn như vào thời điểm này năm trước, mỗi kg cá linh chỉ khoảng 12.000 đồng thì nay lên 20.000 đồng. “Tôi đang trông đợi vào 2 con nước mùng 10 và 25-8 (âm lịch). Lúc đó, giá cá tuy có rẻ hơn bây giờ nhưng bù lại nhờ bắt được với số lượng lớn. Chừng đó, mỗi ngày cả 3 miệng đáy này có thể hứng không dưới tấn cá”- ông Sến kỳ vọng.

Đặc biệt, bước sang tháng 9, tháng 10, giàn đáy không chỉ bắt cá linh mà còn thêm tôm, cá khác có giá trị hơn. Thời điểm đó, cả đoạn sông này nhộn nhịp bởi ghe của bạn hàng từ Châu Đốc, Tri Tôn (An Giang) hoặc Vĩnh Điều, Giang Thành (Kiên Giang) về đây cân cá để chở đi nơi khác tiêu thụ.

“Cá linh lúc đó giá rẻ chỉ có vài ngàn đồng/kg. Người ta mua về chủ yếu ướp muối rồi cho vào lu, khạp ủ lấy nước mắm ăn suốt năm. Quan trọng nhất của chủ đáy là hứng tôm, cá trèn, cá kết hay cá chạch lấu bán mới có giá. Đặc biệt là tôm càng, tôm trứng mỗi đêm khoảng 300 kg, kiếm được trên chục triệu đồng”- ông  Nguyễn Phú Hải phấn khởi nói.

Trong giờ giải lao chờ luồng cá mới đổ về, ông Sến cho biết thêm, cái nghề này không nặng nhọc như bao nhiêu nghề khác nhưng mọi người phải có sức bền để có thể thức thâm đêm suốt sáng. Để lưới thông, cá chạy nhiều, khoảng 4 giờ đồng hồ, 8 nhân công hợp sức dùng thanh tre đập mành lưới cho thật sạch rong rêu, rác rưởi. Đặc biệt, khi phát hiện có lục bình tấp vào là phải đẩy ra khỏi miệng đáy, nếu không lũ cuốn trôi cả đáy.

CAND
Đăng ngày 14/09/2012
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:07 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:07 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:07 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:07 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:07 25/04/2024