Nam Định: Giao Lạc khai thác thế mạnh phát triển nuôi thủy sản

Xã Giao Lạc nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, là một trong 5 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy với hơn 2,7km bờ biển nên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản.

nam định
San nền cải tạo bãi nuôi ngao tại xã Giao Lạc.

Toàn xã có khoảng 200 hộ nuôi thủy sản với diện tích gần 190ha, trong đó có 15,37ha diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Các đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống, tôm rảo, ngao, vạng… cho sản lượng trung bình hằng năm khoảng 4.500 tấn. Đặc biệt nuôi ngao là một thế mạnh của Giao Lạc.

Nghề nuôi ngao cho thu hoạch cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường tiêu thụ không ổn định, thời tiết biến đổi khó lường gây tác động xấu đến môi trường nuôi cũng như sức khỏe của ngao. Để quản lý và kiểm soát hoạt động nuôi ngao bảo đảm hiệu quả bền vững, UBND xã đã quy hoạch vùng nuôi, tạo sự thông thoáng về thủ tục chính sách cho người dân nhận thầu vùng ven biển để nuôi ngao. Ngoài ra, các hộ nuôi ngao ở Giao Lạc còn được các cán bộ thủy sản của huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, tư vấn kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề vệ sinh vùng bãi nuôi.

Nhiều năm gần đây, nguồn ngao giống nhập ngày càng khó khăn, ngao giống mua từ các nguồn trôi nổi thì không đảm bảo chất lượng, mua ở tỉnh ngoài thì thời gian vận chuyển dài ngày làm giảm chất lượng, sức khỏe con giống nên kết quả ương nuôi thấp, không hiệu quả. Chính vì thế nhiều hộ dân ở xã đã nghiên cứu kỹ thuật sản xuất ngao giống tại chỗ thành công, đảm bảo chất lượng. Hộ chị Trần Thị Ngát, xóm 9 có diện tích 6ha nuôi ngao thịt và ngao giống. Chị Ngát cho biết: “Con ngao rất thích hợp với môi trường biển nơi đây và đặc biệt vùng bãi triều lại là môi trường sống lý tưởng của ngao.

Vì vậy nên việc nuôi ngao trên địa bàn xã Giao Lạc đạt tỷ lệ sống cao, vỏ trắng sáng, béo mẩy. Mỗi ha nuôi ngao của gia đình tôi thường đạt sản lượng khoảng 5 tấn”. Thời điểm sinh sản của ngao là vào mùa thu nên trước đó, người nuôi phải cải tạo lại đầm bãi, dọn gạch đá và lấp chỗ trũng, sau đó bừa cho xốp đáy và san lại cho bằng phẳng để ngao giống bám nhiều. Cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng giống bám, tu chỉnh bờ, dọn mương, diệt trừ địch hại để ngao phát triển tốt. Khác với hộ chị Ngát, hộ ông Đoàn Văn Viễn, xóm 9 lại nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống như cá trắm, cá trôi, cá chép…

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuẩn bị bước sang mùa đông, ông luôn chú trọng theo dõi tình hình sức khỏe của đàn cá cũng như những diễn biến của môi trường nuôi. Ông cho biết đây là thời điểm nhạy cảm đối với các đối tượng thủy sản, trời bắt đầu ít nắng hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh, rong rêu, tảo trong nước phát triển nên môi trường ao nuôi sạch sẽ là tiêu chí hàng đầu cần quan tâm. Ông Viễn liên tục bơm nước sông vào ao xử lý, chờ lắng, ổn định thì ông sử dụng vôi bột để khử trùng sau đó dẫn nước sang ao nuôi và tăng cường quạt nước tạo ô-xy cho cá. Chỉ cần tuân thủ tốt một số yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

Từ những lợi ích thiết thực mà việc nuôi thủy sản đem lại, lãnh đạo xã Giao Lạc xác định từ nay đến năm 2020 sẽ mở rộng diện tích vùng nuôi thủy sản, tập trung các giải pháp phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của xã, trong đó có con ngao giúp người dân tăng nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu phát triển kinh tế của địa phương. Đồng chí Đặng Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Giao Lạc cho biết: “Chúng tôi thường xuyên mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi để giúp đỡ bà con tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nuôi, phổ biến kiến thức kỹ thuật về điều kiện tự nhiên, môi trường, xây dựng lịch thời vụ, mật độ nuôi, cỡ giống sao cho phù hợp; khuyến khích các doanh nghiệp vào địa bàn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngao để xuất khẩu, tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị ngao nuôi; khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ nuôi hình thành các nhóm, tổ hợp tác nuôi thủy sản giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm, những phương pháp khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của địa phương”. Với những giải pháp trên người nuôi thủy sản ở Giao Lạc sẽ yên tâm khai thác những thế mạnh tự nhiên để làm giàu cho gia đình và quê hương./.

Báo Nam Định, 07/11/2016
Đăng ngày 08/11/2016
Bài và ảnh: Thanh Hoa
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 15:34 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 15:34 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 15:34 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 15:34 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:34 28/03/2024