Nghề "lói" hồi sinh - Sống lại biểu tượng đánh cá gần bờ

Nghề “lói” tưởng chừng đi vào ngõ cụt khi mấy chục năm nay gần như không còn tồn tại, dù một thời rất hưng thịnh. Giờ đây, có lẽ vì cuộc sống mưu sinh buộc ngư dân khôi phục, nghề “lói” từ đây đang trên đà hồi sinh.

Nghề lói
Nghề "lói" giúp ngư dân Phong Hải có nguồn thu ổn định

Biểu tượng nghề gần bờ

Ngót nghét mấy chục năm không còn sớm khuya cùng con nước lớn ròng, theo đuôi tôm, cá nhưng mỗi lần nhắc đến nghề biển, ông Nguyễn Phúc ở thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải (Phong Điền) lại nhớ da diết nghề “lói”. Tiếng gió thổi rì rào, vi vu vọng từ khóm “tre lói” ngày nào như thể nhử cá, tôm trở về vẫn còn in sâu trong ký ức ông Phúc đến tận bây giờ.

Ông Phúc kể, nghề biển mấy chục năm trước đa dạng lắm! Có đủ các loại nghề, bủa cá trích, nục, bạc má, chủa, câu cá ngừ, bủa rồng, bủa xăm, kéo dạ (bủa khuyết)... Trong đó, nghề “lói” “ăn nên làm ra”, được ngư dân các làng quê ven biển xem như biểu tượng của các nghề đánh bắt hải sản gần bờ.

Cứ mỗi lần đứng trên bãi biển nhìn phía xa xa, cách bờ chừng vài hải lý ai cũng có thể nhận thấy những khóm tre, ngoi trên mặt biển, nối hàng ngang dài cả chục cây số. Những hòn “lói” nặng vài tạ nằm ở độ sâu hàng chục mét, níu giữ những gốc tre, giữ cho thân tre thẳng đứng trên mặt biển.

"Hòn lói” là bộ phận chính của nghề đánh bắt hải sản này nên ngư dân quen gọi nghề “lói”. Hồi trước, vì bao tải hiếm nên người dân dùng rơm đan làm bao đựng, sau đó đổ cát vào kết thành từng hòn nặng một vài tạ trở lên. Thân “lói” được ngư dân kết thêm tàu lá chuối khô, rơm, hoặc các loại lá cây có thể chịu nước biển dài ngày để làm tổ cho cá, tôm trú ngụ, sinh sôi.

Những năm tháng nghề “lói” đang còn, nguồn tôm, cá hằng ngày hầu như không hề thiếu tại các vùng quê ven biển Ngũ Điền. Cứ cách vài ngày, ngư dân lại ra biển đánh bắt một lần, thời gian nghỉ khai thác là lúc tạo cơ hội cho tôm, cá trở về. Có thời điểm, nguồn lợi hải sản dồi dào, ngư dân có thể đánh bắt hằng ngày, tôm, cá vẫn đầy khoang.

“Nghề biển hồi đó, chuyện về ghe không, tay trắng hiếm lắm, chí ít cũng kiếm cá ăn, bán, đổi lấy gạo ăn hằng ngày. Cứ vài ba bữa, trừ những ngày biển động, thuyền mô cũng đầy ắp cá nục, bạc má, ngừ... từ nghề “lói”. Bủa một vài trộ là khoang đầy ắp cá. Cá, tôm nhiều đến mức, có thuyền không thể cập bờ vì mắc cạn, buộc ngư dân phải “tăng bo” mới đưa được thuyền vào bờ neo đậu. Hải sản bán không hết, ngư dân phơi khô, làm mắm chờ bán ngày đông. Ở vùng biển hồi đó nhà mô cũng đông con, nhờ nghề biển đắp đổi qua ngày, nuôi con khôn lớn, ăn học”, ông Phúc hồi ức.


Một công đoạn “ràng lói”

Chính cái nghề “lói” này mà hồi đó nảy sinh lắm chuyện bi, hài. Những khóm tre dựng đứng, ngoi lên mặt biển, thật ra chỉ tác dụng làm tín hiệu (làm dấu) cho nghề “lói” ở đáy biển và đánh dấu phân biệt nghề của các ngư dân, tránh lẫn lộn. Vậy mà, không hiểu sao vẫn có nhiều ngư dân đánh bắt cá, tôm nhầm “tre lói” của người khác.

Ông Phúc kể: Có lần tầm 2 giờ sáng, cũng như bao ngư dân khác, thuyền tui băng băng theo hướng cụm “tre lói” của mình để bủa cá theo kế hoạch. Khi chỉ còn chừng vài trăm mét bỗng phát hiện có thuyền đang bủa lưới, câu cá ngay tại “lói” của mình. Các thuyền viên của tui giận lắm! Tui trấn an, kịp thời động viên anh em bình tĩnh, đằng mô họ cũng buông lưới rồi. Tui cho thuyền neo, chờ họ bủa xong mới tính chuyện... Không ngờ chủ thuyền “bủa nhầm” lại là người cạnh nhà nên “giận thì giận mà thương thì thương”. Thuyền bạn cũng tỏ ra hối lỗi, xin chuyển hết số hải sản bủa được cho chủ “lói”, nhưng tui không nhận. Cuối cùng thống nhất “hiệp thương cưa đôi”, thế là xong chuyện.

Chuyện bủa lưới “nhầm lói” hồi đó không phải hiếm. Theo ông Phúc, có những trường hợp nhầm lẫn là có thật, do thường bủa lưới vào đêm khuya nên không phát hiện, phân biệt “tre lói” của mình và người khác. Nhưng cũng có một số ngư dân cố tình bủa lưới vào “lói” của người khác. Có những thuyền bảo “bủa nhầm”, nhưng sau khi đấu tranh, làm rõ mới vỡ lẽ là do “lói” mình lâu nay ít cá, tôm nên thấy “lói” người khác lúc nào cũng trúng đậm đã cố tình đến trước “hớt tay trên”. Các chủ thuyền sau đó thường ngồi lại với nhau, chia sẻ khó khăn, công bằng, không để mất tình làng nghĩa xóm.

“Lói” chống giã cào

Nghề “lói” hưng thịnh là thế, nhưng một thời gian dài không còn được ngư dân mặn mà, thậm chí bỏ hẳn từ mấy chục năm nay. Nghề “lói” tuy “ăn nên làm ra” nhưng thường phải thức khuya dậy sớm, vất vả quanh năm nên ngư dân đành bỏ rơi. Một bộ phận ngư dân chuyển sang nuôi tôm, kinh doanh dịch vụ, không còn mặn mà nghề biển.

Từ khi nghề “lói” không còn xuất hiện, cũng là lúc nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, nghề đánh bắt gần bờ lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Ông Nguyễn Phúc cũng như người dân ven biển Ngũ Điền lý giải, chính các hòn “lói” là nơi trú ngụ lý tưởng cho cá, tôm. Vào mùa biển động, thuyền không thể đánh bắt thì chính nơi đây sẽ làm tổ cho các loài hải sản đến sinh sôi. “Lói” cũng là một trong những loại ngư cụ, dụng cụ góp phần phòng, chống đánh bắt bằng giã cào. Đây có thể là lý do mà hồi đó vùng biển Ngũ Điền không xuất hiện nạn đánh bắt giã cào như bây giờ, khiến  nguồn lợi hải sản gần bờ ngày càng cạn kiệt.

Từ một ngư dân từng bỏ nghề biển hơn 10 năm nay, ông Phan Phan ở xã Phong Hải đã chung vốn với người thân, mua sắm thuyền máy, ngư cụ để trở lại với nghề biển. Ông Phan nhận thức rằng, nghề đánh bắt gần bờ hiện nay tuy khó khăn do  nguồn lợi hải sản không còn dồi dào như trước, nhưng sinh sống, gắn bó với vùng quê này mà không theo nghề biển quả là điều đáng tiếc trong cuộc sống mưu sinh. Ông Phan cùng với ngư dân ngày ngày bủa lưới, giăng câu vừa kiếm cá ăn, vừa kiếm thu nhập mỗi ngày vài trăm ngàn đồng.


Mưu sinh từ biển

Niềm vui lớn với ông Phan cũng như nhiều ngư dân là giờ đây bà con ngày càng ý thức được tầm quan trọng của nghề biển đối với cuộc sống mưu sinh. Mới đây, bà con bắt đầu hồi sinh nghề “lói”. Về các vùng bãi ngang ven biển lúc này dễ dàng chứng kiến cảnh ngư dân “ràng lói”, làm tre, thuyền chở “lói”, tàu lá chuối ra biển xây tổ trú ngụ cho cá, tôm. Các nghi lễ truyền thống cúng “tre lói” cũng được ngư dân khôi phục, tái hiện như trước đây.

Có lẽ, có nơi trú ngụ, sinh sôi, các loài hải sản vùng biển gần bờ đang được phục hồi, ngày càng sinh sôi, dồi dào. Từ những ngày đầu mùa hè đến nay, nhiều thuyền ngư dân ven biển xã Phong Hải nói riêng và Ngũ Điền nói chung trúng đậm các loại cá nục, bạc má... từ nghề “lói”. Chỉ cần đặt mỗi bộ “lói” cách bờ biển vài hải lý, chi phí khoảng vài triệu đồng, ngư dân hằng ngày có thể đánh bắt hải sản bằng các loại lưới bủa cá nục, bạc má, hoặc câu các loại hải sản...

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, ông Nguyễn Đăng Thành đánh giá cao trước sự hồi sinh của nghề đánh bắt gần bờ, trong đó có nghề “lói” là biểu tượng của ngư dân ven biển Ngũ Điền. Nghề này không chỉ mang lại hiệu quả trong hoạt động đánh bắt, tạo điều kiện phục hồi  nguồn lợi hải sản ven bờ mà còn góp phần phòng, chống nạn đánh bắt hủy diệt môi trường bằng giã cào.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 13/07/2020
Hoàng Triều
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:08 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:08 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:08 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:08 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:08 25/04/2024