Nghề nuôi nghêu không còn "dễ ăn"

Khoảng 5 năm trở về trước, nghề nuôi nghêu ven biển Gò Công được xem là “siêu lợi nhuận” (đầu tư 1 có thể lời 4 - 5 lần) do tỷ lệ hao hụt trong nuôi nghêu thấp, nghêu không có tình trạng bị chết hàng loạt, giá nghêu nằm ở mức cao (có lúc giá nghêu tại bãi lên tới 36.000 đồng/kg), tiêu thụ dễ dàng... Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu không còn “dễ ăn” do thường xuyên xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân, giá nghêu sụt giảm và tiêu thụ chậm.

thu hoạch nghêu
Nhân công thu hoạch nghêu đang sàng lựa nghêu lớn để bán cho thương lái, còn nghêu nhỏ tiếp tục thả nuôi (ảnh chụp ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông).

Ông Trần Văn Luân, nông dân có sân nghêu hơn 5 ha ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông đang thu hoạch cho biết, đợt thu hoạch này ông thu được khoảng 4 tấn nghêu cỡ 50 - 60 con/kg với giá bán trên thị trường khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg (chi phí nhân công thu hoạch 4.000 đồng/kg); nếu tiếp tục giữ nghêu đến khi nghêu đạt cỡ dưới 50 con/kg thì giá nghêu có thể từ 18.000 - 19.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, giá nghêu đợt thu hoạch này chưa xác định được chính xác do nghêu được đưa về chợ đầu mối Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh) để cung cấp cho thị trường nội địa và khi nào bán được nghêu thì mới biết được giá bán chính thức.

Trong 2 - 3 năm trở lại đây, nghêu nuôi ở ven biển Gò Công chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu như trước đây, nên sức tiêu thụ rất hạn chế. Do sản lượng nghêu thu hoạch bán cho thị trường nội địa không lớn nên mỗi chủ sân nghêu chỉ thu hoạch từ 3 - 5 tấn nghêu thương phẩm/ngày.

Thực tế cũng cho thấy, hiện nay mỗi sân nghêu thu hoạch chỉ cần lượng nhân công từ 10 - 30 người, không khí trông kém khẩn trương, còn trước đây do phải thu hoạch nghêu với sản lượng tới 30 - 40 tấn mỗi ngày nên mỗi sân nghêu có gần 100 người tất bật thu hoạch cho kịp con nước.

Thời điểm này, người nuôi nghêu tập trung chăm sóc lượng nghêu hiện có để nhanh chóng thu hoạch thu hồi vốn đầu tư, hạn chế rủi ro; việc thả giống vụ mới chưa tiến hành do chưa có nghêu giống.

Ông Nguyễn Văn Hai, Trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi (đơn vị được UBND huyện Gò Công Đông giao quản lý 350 ha bãi bồi nuôi nghêu ven biển thuộc xã Tân Thành) cho biết, hiện nay nghêu cỡ 50 - 60 con/kg có giá thành sản xuất khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg tùy theo thời điểm và chất lượng nghêu giống.

Do đó, trong điều kiện nghêu không bị chết hàng loạt, với giá nghêu từ 13.000 - 14.000 đồng/kg như hiện nay người nuôi nghêu có lãi khoảng 20 - 30% so với vốn đầu tư; còn nếu nghêu chết gây thiệt hại từ 80 - 90% như năm 2015 thì coi như mất trắng.

Theo ông Hai, giá nghêu giảm mạnh là do những năm gần đây nhiều địa phương trong cả nước phát triển mô hình nuôi nghêu ven biển (trước đây chỉ có Bến Tre, Tiền Giang nuôi nghêu) khiến cho sản lượng nghêu ngày càng tăng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến nghêu xuất khẩu trước đây đã cắt giảm xuất khẩu mặt hàng này hoặc mua nghêu nguyên liệu từ các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa… để tận dụng giá rẻ.

Do đó, gần đây nghêu nuôi ven biển xã Tân Thành chủ yếu tiêu thụ nội địa với sản lượng tối đa khoảng 30 tấn/ngày, còn trước đây nghêu bán cho các doanh nghiệp chế biến nghêu xuất khẩu có thể tiêu thụ lượng nghêu gấp 10 lần hiện nay.

“Hiện nay, người nuôi nghêu hoàn toàn bị động. Con giống thì phụ thuộc thiên nhiên, nuôi nghêu phụ thuộc vào thời tiết, môi trường…, còn bán nghêu thì phụ thuộc vào thương lái, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Trong thời gian tới giá nghêu có thể tiếp tục giảm do sản lượng nghêu ngày càng tăng, trong khi thị trường tiêu thụ nội địa rất hạn chế, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa mua nghêu trở lại” - ông Hai cho biết.

Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, ngay từ trước Tết Nguyên đán 2016, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tăng cường công tác quan trắc môi trường, mầm bệnh tại các vùng nuôi nghêu tập trung, đặc biệt Chi cục Thủy sản tiến hành theo dõi chặt các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan trong nước với tần suất 2 ngày/lần…

Ngành Nông nghiệp còn cùng với địa phương thường xuyên khảo sát tình hình nuôi nghêu thực tế để kịp thời có khuyến cáo kỹ thuật, biện pháp hỗ trợ kịp thời khi có những bất thường xảy ra trên nghêu nuôi.


Anh Trần Quang Tâm đang bắt nghêu bằng phương pháp đập chân xuống sân nghêu để nghêu trồi lên bắt mà không cần dùng dụng cụ hỗ trợ.

Mặc dù nghề nuôi nghêu còn nhiều khó khăn, tuy nhiên qua đợt khảo sát mới đây của ngành Nông nghiệp và địa phương, điều đáng mừng là hiện nay nghêu nuôi ở khu vực xã Tân Thành vẫn phát triển bình thường trong tình trạng hạn, mặn đang diễn ra gay gắt. Nhiều chuyên gia về nghêu dự báo năm nay nghêu phát triển thuận lợi, khả năng xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho người nuôi nghêu như trong năm 2015 là rất thấp.

Để tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi nghêu, nhiều chuyên gia về nghêu cho rằng, trước mắt việc xác định được tác nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm vừa qua để có biện pháp phòng tránh hiệu quả là vô cùng cấp thiết để đẩy mạnh tiêu thụ nghêu và giảm thiệt hại cho người nuôi nghêu, bởi do sản lượng nghêu không ổn định (nghêu chết bất thường) nên các doanh nghiệp chế biến nghêu xuất khẩu không dám ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, ương dưỡng nghêu giống để nghề nuôi nghêu giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nghêu giống
tự nhiên…

Theo thống kê của các địa phương, hiện nay tổng diện tích thả nuôi nghêu ven biển toàn tỉnh hơn 2.000 ha, tập trung ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông. Trong đó diện tích nghêu đạt cỡ thu hoạch (cỡ 50 - 80 con/kg) là 600 ha với sản lượng nghêu khoảng 6.500 tấn, diện tích nghêu trung (nghêu cỡ 100 - 800 con/kg) chiếm khoảng 900 ha, diện tích nghêu mới thả giống (cỡ nghêu 4.500 - 8.000 con/kg) khoảng 500 ha.

Báo Ấp Bắc, 04/03/2016
Đăng ngày 06/03/2016
Thành Công
Nuôi trồng

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:54 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:54 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:54 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:54 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:54 26/04/2024