Nghịch lý tôm tăng giá…

Như thành thông lệ, khi con tôm được mùa thì mất giá, được giá thì thất mùa. Nghịch lý ấy tồn tại dai dẳng hơn chục năm qua đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được các nhà quản lý, doanh nghiệp, người nuôi chung tay giải quyết…

thu hoach tom
Thu hoạch tôm sú nhà anh Tiếp, đạt sản lượng nhưng gặp lúc giá thấp.

* Ngỡ ngàng giá tôm…

Sau hơn một tháng kể từ ngày thu hoạch, 10 đầm nuôi tôm sú công nghiệp của anh Lâm Văn Tiếp (xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu) đã xong phần cải tạo. Đang chuẩn bị xử lý phần nước, chọn giống có chất lượng để tái vụ nuôi mới thì bất ngờ anh Tiếp hay tin con tôm sú tăng giá. Anh tiếc hùi hụi bởi nếu dự đoán được tôm tăng như vậy, anh đã chậm thu hoạch số đầm tôm nêu trên... Từng là kỹ sư chuyên ngành, gắn bó lâu năm trong nghề, chỉ dẫn, khuyến cáo nhà nông đủ mọi chuyện cốt sao nuôi tôm, nuôi các loài thủy sản… hiệu quả nhất. Vậy nhưng, khi trực tiếp dấn thân vào nghề, anh Tiếp mới nhận ra nghề nuôi tôm không dễ ăn…"Biết dịch bệnh diễn biến phức tạp nên tôi nuôi sú dạng thưa, đỡ tốn chi phí, lỡ có dịch bệnh cũng thiệt hại ít. Tới lúc thu hoạch, tôm đạt sản lượng nhưng giá quá bèo, lời mỏng. Kinh nghiệm cỡ này mà còn bị hớ…" - anh Tiếp bỏ lửng câu nói, mặt buồn xo.

Cùng cảnh như anh Tiếp, nông dân Nguyễn Văn Đấu, ở xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) mới bán 4 tấn tôm sú cách nay gần tháng với giá chỉ 112.000 đồng loại 30 con/kg, ngỡ ngàng trong tiếc nuối: "Cũng tôm cỡ đó nhưng 10 ngày sau nó tăng lên 135.000đồng/kg. Biết vậy nán lại ít hôm mới thu hoạch..." .

Không riêng trường hợp anh Tiếp và anh Đấu, tiếp xúc với một số nông dân nuôi tôm sú vùng Cà Mau, Sóc Trăng đã thu hoạch xong vụ tôm, ai cũng ngỡ ngàng đến tiếc nuối vì giá tôm bất ngờ tăng - tăng trong thời điểm bà con không còn tôm hoặc còn quá ít để bán. Tại Sóc Trăng-nơi có trên 13.500ha nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp vụ nuôi 2012 nhưng phần lớn đã bị chết buộc tỉnh này phải công bố dịch bệnh. Phần diện tích thả nuôi còn lại (khoảng 15.000ha) theo hình thức luân canh tôm-lúa nhưng hiện tại đã hết vụ tôm, nhà nông đang sạ vụ lúa trên đất tôm. Bạc Liêu cũng trong tình trạng na ná vậy.

Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đầu vụ nuôi tới nay có trên 50% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh bị chết do dịch bệnh, mức độ thiệt hại gần như hoàn toàn. Số còn lại sản xuất cầm chừng dạng thả thưa, sản lượng không nhiều. Riêng các vùng mới chuyển đổi như Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai… luân canh tôm-lúa nhưng đang vào vụ làm lúa, tôm chỉ thu mót.

Tại Cà Mau, tình cảnh cũng không khá hơn khi đầu vụ nuôi tới nay có trên 13.000ha tôm nuôi bị bệnh và còn diễn biến phức tạp. Ngành chức năng cho hay, phần lớn đầm tôm công nghiệp, bán công nghiệp bị bệnh chết, số còn lại cũng vừa thu hoạch xong, hiện đang cải tạo để nuôi nối vụ, canh thu hoạch cận và sau Tết Nguyên đán. Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, riêng loại hình nuôi phổ biến ở Cà Mau là quảng canh, hiện đang trong giai đoạn sên vét, cải tạo ao đầm tập trung, người nuôi tôm hạn chế lấy nước và thu hoạch tôm, sợ nhiễm dịch bệnh qua nguồn nước sông ô nhiễm. Do vậy, lượng tôm thu hoạch trong dân thấp hơn nhiều so với 2 tháng trước đó.

Tìm hiểu được biết, tôm bất ngờ tăng giá không phải do giá tôm thế giới tăng mà do các nước nuôi tôm xuất khẩu lớn cạnh tranh với Việt Nam  (Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc...) đã hết tôm. Trong khi đó, nguồn tôm nội địa bị dịch bệnh kéo dài, hết vụ thu hoạch và đang tái vụ nuôi mới nên nguồn hàng khan hiếm. Trước thực tế ấy, doanh nghiệp buộc phải tăng giá thu mua theo hướng có lợi cho nông dân. Song, dù có tăng giá nhưng nhà máy luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Chỉ riêng tại Cà Mau, 32 nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản, tổng công suất được thiết kế trên 190.000 tấn thành phẩm/năm. Để có lượng hàng thành phẩm trên cần 280.000 tấn tôm nguyên liệu. Trong khi đó sản lượng tôm nguyên liệu năm 2011 tỉnh này chỉ khoảng 132.000 tấn, chỉ đáp ứng khoảng 50% công suất cho nhà máy chế biến.

* Đừng để người nuôi tự "bơi"

Dù hiện tại giá tôm tăng nhưng theo ngành chức năng, mức giá ấy so với cùng kỳ năm 2011 vẫn còn thấp hơn từ 20.000-60.000đồng/kg (tùy kích cỡ tôm).

Theo những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, con tôm chủ yếu xuất khẩu, phải cạnh tranh nên phụ thuộc nhiều vào giá thế giới. Như năm nay, tôm nước ta thất mùa nhưng mấy nước đó trúng đậm nên giá tuột. Tại thời điểm này, các nước hết tôm, ta cũng cạn tôm nên giá mua tăng là đương nhiên chứ doanh nghiệp không đè giá.

Kể từ ngày con tôm được "xuất ngoại", nghề nuôi tôm ĐBSCL không ngừng phát triển và được người dân tôn sùng vì là một trong những nghề mang về ngoại tệ lớn. Song, trước thực tế đã và đang diễn ra cho thấy ngành nghề này từ "giai đoạn chạy" chuyển sang "đi khập khiểng" vì có quá nhiều chuyện bất ổn. Cụ thể, nghề nuôi bộc phát trước quy hoạch nên thủy lợi chưa đồng bộ; nhà máy chế biến thủy sản tràn lan, một số được tập trung vào khu công nghiệp, nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường dân cư, sông ngòi, kênh rạch; giá cả con tôm "nhảy múa" liên tục trong khi người trực tiếp làm ra con tôm hầu như thông qua hàng xáo và đại lý chứ họ không định đoạt được giá bán trong khi công tác dự đoán, dự báo chưa thật sự tốt, khó định hướng người sản xuất… Trong tình thế ấy, nông dân là người thiệt thòi nhiều nhất.

Được mệnh danh là "vua tôm sú", ông Võ Hồng Ngoãn (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu), đề xuất: "Chúng ta ùn ùn khai thác, tận thu chứ chưa tính tới yếu tố môi trường. Tôi nói hơi bị đụng chạm nhưng thực tế khu nuôi nhà tôi qua thời gian dài cho thấy, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Cái đó phần lớn do xài thuốc thủy sản. Họ bán thức ăn, bán thuốc thu lời… chứ chưa hề chịu trách nhiệm về tác hại của thuốc đến môi trường. Về lâu về dài, cần thay đổi quan điểm phát triển nghề nuôi tôm từ số lượng sang chất lượng. Theo tôi nên áp dụng nuôi thưa, nuôi theo mô hình sinh thái, gần gũi với thiên nhiên, nuôi luân canh, hoặc kết hợp với cua, sò, cá… vừa khắc phục ô nhiễm - vừa tăng thêm nguồn thu; tăng cường đầu tư chất lượng tôm giống, đầu tư hệ thống thủy lợi đang thiếu và yếu; triển khai rộng rãi bảo hiểm cho người nuôi tôm, gắn kết người nuôi với nhà máy chế biến…

Vùng chuyên tôm ĐBSCL, có không ít người mau chóng đổi đời, tậu xe hơi, cất nhà lầu nhờ con tôm nhưng gần đây, không ít hộ khó khăn thậm chí phá sản cũng vì nghề nuôi này. Đến nỗi một số ngân hàng phải lắc đầu với con tôm bởi rủi ro quá cao. Nhà nông cần cù, chịu khó, chăm bẵm làm theo khuyến cáo, sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Song, đầu ra cho sản phẩm này luôn gặp bất ổn, thiệt thòi…

báo Cần Thơ
Đăng ngày 03/10/2012
Nuôi trồng

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:03 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:03 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:03 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:03 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:03 29/03/2024