Nghiên cứu sản xuất tảo từ phụ phẩm nhiên liệu sinh học để dùng trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Một đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Đại học Đông Nam Nova (NSU), bang Florida, Mỹ đã chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

Tảo trong nuôi tôm
Tảo được sử dụng trong nuôi tôm. Hình minh họa

Nhiều loài tảo có thể được sử dụng để cung cấp protein với khả năng tiêu hóa tốt trong thức ăn nuôi tôm. Một số loài tảo có các thành phần protein, carbohydrate và chất béo tương tự như ở bột cá.

Các loại thức ăn nuôi tôm truyền thống thường có thành phần bột cá và dầu cá có được từ nghề khai thác thủy sản ở biển. Việc giảm hay loại bỏ những thành phần này sẽ giảm sự phụ thuộc của nghề nuôi tôm vào việc đánh bắt các loài thủy sản xa bờ và làm tăng tính cạnh tranh về kinh tế. Sản xuất nhiên liệu sinh học tạo ra sản phẩm phụ là tảo có thể giải quyết được vấn đề trên.

Các phụ phẩm từ sản xuất nhiên liệu sinh học gồm: phân bón, thức ăn cho gia súc và gia cầm, sản xuất các nhiên liệu như metan và cồn đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học để dùng như là một nguồn protein và carbohydrate cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chưa được nghiên cứu.

Do đó, một loạt các thí nghiệm đã được tiến hành nhằm đánh giá liệu tảo được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là một nguồn protein chính, bền vững trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng hay không.

Tính khả thi của việc thay thế bột cá bằng tảo và xác định tỷ lệ thay thế thích hợp trong thức ăn của giống tôm thẻ chân trắng (0.0306 ± 0.0011 g/con) đã tiến hành.

18 chế độ ăn thử nghiệm đã được đánh giá bằng cách sử dụng 03 loài tảo để thay thế bột cá với các mức 60%, 80% và 100%. Ba loài tảo Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. đã được chọn bởi vì chúng có tiềm năng sử dụng cao trong sản xuất nhiên liệu sinh học (do có hàm lượng lipid cao) và đã được đưa vào sử dụng trong hoạt động nuôi tôm giống.

Mỗi loại thức ăn có mức thay thế bột cá khác nhau (60%, 80%, hoặc 100%) và hoặc có chứa sinh khối tảo khô hoặc sinh khối tảo khô đã được giảm hàm lượng lipid để mô phỏng sinh khối tảo sau quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học. Tổng cộng có 18 loại thức ăn có thay thế bột cá bằng tảo: 03 loại tảo (Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. ) x 03 mức thay thế (60%, 80%, hoặc 100%) x 02 loại sinh khối tảo (không hoặc có làm giảm hàm lượng lipid).

Ảnh hưởng của 18 loại thức ăn trên đến sự tăng trọng của tôm thẻ chân trắng đã được so sánh với nhau. Đồng thời chúng cũng được so sánh với một loại thức ăn thương mại (Thức ăn đối chứng - CONTROL) và một loại thức ăn có các thành phần được sử dụng giống như các loại thức ăn thí nghiệm nhưng không có sinh khối tảo (Thức ăn cơ bản - BASAL).

Tôm thí nghiệm được nuôi trong cốc styrofoam 355 ml chứa 200 ml nước biển có độ mặn 32‰ (ppt), với chu kỳ quang là 12 sáng:12 tối. Thay nước 90%/ngày trong 6 ngày và 100% vào ngày thứ 7 khi cân trọng lượng.

Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại 07 lần (07 cốc), mỗi cốc chứa 01 con tôm được cho ăn hàng ngày. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 06 tuần. Tôm được cho ăn 01 lần/ngày đến khi thỏa mãn, được xác định đến khi tôm không ăn nữa. Trọng lượng tôm được cân hàng tuần. Sau sáu tuần, tôm được thu hoạch và cân trọng lượng cuối cùng.

Phân tích sự khác nhau giữa các loài tảo (03 loài), các mức thay thế protein bằng tảo (03 mức thay thế) và hàm lượng lipid (02 loại) cho thấy có một sự khác biệt đáng kể giữa tất cả 18 loại thức ăn có thay thế tảo và thức ăn đối chứng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tốt hơn có ý nghĩa đã được quan sát ở các loại thức ăn ít thay thế protein từ bột cá.

Thức ăn có thay 60% bột cá cho kết quả tốt hơn so với thay 80% hoặc 100% bột cá. Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị dinh dưỡng giữa các loài tảo. Trong nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ sống của tôm (> 71%) ở tất cả các nghiệm thức là có thể chấp nhận được.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

NSUWORKS
Đăng ngày 05/04/2017
Theo Tổng Cục Thủy Sản
Nguyên liệu

Thảo dược tiềm năng trong trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi

Các nhà khoa học tại Chile vừa phát hiện ra loại thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây xuyên tâm liên có đặc tính kháng khuẩn đối với hai kiểu gen của vi khuẩn Piscirickettsia salmonis (tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu).

Cá hồi
• 14:02 26/03/2024

Triển vọng protein côn trùng cho thức ăn cá tra Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác mới giữa Entobel và Vĩnh Hoàn nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng thức ăn làm từ côn trùng trong ngành nuôi cá tra.

Ấu trùng ruồi lính đen
• 10:55 11/03/2024

Sử dụng đạm rong bún trong ương cá nâu giống

Đạm bột rong bún một lựa chọn có thể thay thế đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương cá nâu giống. Tỷ lệ sống của cá nâu giống không bị ảnh hưởng mà còn nâng cao được tốc độ tăng trưởng và hiệu suất thức ăn lên so với protein bột cá. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản suất thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của thức ăn thủy sản.

Rong bún
• 10:15 05/03/2024

Dinh dưỡng từ trùn chỉ

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, trùn chỉ dần trở thành đối tượng được nhiều người nuôi sử dụng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, giúp vật nuôi phát triển nhanh, khỏe mạnh. Trùn chỉ cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản do nhu cầu sử dụng cao.

Trùn chỉ
• 08:00 08/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 08:40 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 08:40 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 08:40 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 08:40 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 08:40 29/03/2024