Ngư dân rủ nhau lội ngược sóng, lọc cát thu "lộc biển"

Những ngày này, nhiều ngư dân huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) lại rủ nhau ra dọc bờ biển để cào ốc ruốc (ốc gạo). Nghề lội ngược sóng này mang lại cho người dân nguồn thu nhập đáng kể.

ốc ruốc
Ốc ruốc chỉ to bằng chiếc khuy áo nhưng là thức ăn cho nhiều loại thủy sản và cũng là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng. Ảnh Thu Huong

Từ sáng sớm những ngày đầu năm 2022, dọc bờ biển xã Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam), nhiều ngư dân đã ngâm mình trong sóng để khai thác ốc ruốc. Ốc ruốc hay còn gọi là ốc gạo, ốc lễ… Loại ốc này được người dân ở đây ví như một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho ngư dân ở các vùng ven biển ở Quảng Nam. Loài ốc này chỉ to bằng chiếc khuy áo nhưng là thức ăn cho nhiều loại thủy sản và cũng là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng. Vì nguồn lợi kinh tế khá cao nên nhiều năm trở lại đây, cào ốc ruốc được xem là công việc thời vụ của nhiều ngư dân thuộc các vùng bãi ngang ở Quảng Nam.

Hàng ngày, vào khoảng 2h sáng, ông Trần Duy Linh (43 tuổi, trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) cùng với các ngư dân địa phương mang theo dụng cụ gồm một cây cào, thùng nhựa… ra bờ biển nước ngập ngang lưng để cào bắt ốc ruốc. Ông Linh cho hay, loại ốc ruốc này chỉ có theo mùa, từ tháng 12 âm lịch cho đến gần tháng 5 năm sau. Công việc phụ thuộc vào thủy triều, mỗi tháng làm khoảng 15-20 ngày khi nước rút. "Lúc nào thủy triều xuống là thuận lợi cho việc cào ốc ruốc, khi thủy triều lên là chúng tôi về. Những ngày tháng giêng thì phải đi từ 1h sáng, nhưng mới đầu mùa nên đi trễ hơn", ông Linh chia sẻ.

ốc ruốc
Dụng cụ để săn ốc ruốc rất đơn giản, ngư dân chế tạo một cây sào dài làm bằng tre cứng, một đầu sào gắn lưỡi cào bằng kim loại và mảnh lưới nhỏ. 

Anh Nguyễn Hữu Nhật (28 tuổi, trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) làm nghề đánh bắt hải sản trên biển bằng lưới vây. Nhưng đến mùa biển động, tàu nằm bờ anh thường đi cào ốc với người thân để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày anh cào từ 3-10h. Ngày ít thì anh cũng kiếm được khoảng 300 nghìn đồng, lúc cào nhiều thì thu về gần 1 triệu đồng. "Ốc được bán với giá 45 nghìn đồng một xô (khoảng 30 ký). Toàn bộ ốc sẽ được bán cho đầu mối, hôm nay tôi cào được 10 bao, thu về được 450 nghìn đồng. Một mùa nếu may mắn có thể thu về hàng chục triệu là chuyện thường", anh Nhật cho hay.

Mang thành quả lao động với túi lưới đựng hơn 10 kg vào bờ, bà Huỳnh Thị Sự (SN 1972, trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) vui mừng nói: "Dù hôm nay không trúng ốc lắm, nhưng cũng cào được 5 xô thu được 250.000 đồng. Thu nhập vậy cũng là cao với tôi rồi. Làm nghề này luôn ngâm mình trong nước biển nên phải có sức khỏe tốt và kiên nhẫn thì mới thu được nhiều. Năm nay, dù đã 50 tuổi, nhưng tôi vẫn còn đi cào để tạo niềm vui cho mình và giữ tình yêu với biển", bà Sự tâm sự.

Để kéo được ốc, ngư dân phải buộc một cái đai vào lưng, một đầu nối với cào, cứ vậy họ đi thụt lùi rồi cào xuống lớp cát, toàn bộ ốc sẽ lọt vào lưới. Đai lưng này giúp cho người cào không bị trôi và phát huy hết lực để kéo.

Mặc dù đánh bắt gần bờ, tuy nhiên, người cào ốc luôn phải đối diện với nhiều nguy hiểm. Người cào luôn phải lội ra chỗ nước ngập đến ngang người, nếu gặp vùng nước xoáy, sâu, sóng lớn thì sẽ bị cuốn trôi. Anh Huỳnh Tấn Cư (41 tuổi, trú xã Tam Tiến huyện Núi Thành) vẫn còn nhớ như in chuyện buồn của gia đình, khi chị gái anh là Huỳnh Thị T. đã bị cuốn trôi vào dòng nước dữ trong lúc đang cào ốc mưu sinh.


Ốc vớt lên bờ được người dân rửa sạch cát, sau đó được đóng bao (1 bao 2 xô) để bán cho thương lái. 

"Nom gần bờ vậy chứ nghề này nguy hiểm lắm, không cẩn thận là có thể bị sóng nhấn chìm và đánh đổi cả mạng sống của mình như chơi. Câu chuyện của gia đình tôi là một minh chứng thực tế nhất", anh Cư nói.Với người dân ở đây, khi cào gặp vùng có nhiều ốc thì sẽ gọi người khác đến, không cào một mình. Cách làm này khiến ai cũng có ốc, vừa hỗ trợ nhau những lúc gặp nạn. 

Đối với thương lái, vì đầu mùa nên ốc ruốc thường nhỏ vì thế chủ yếu được tiêu thụ làm thức ăn thủy sản nên giá không được cao như cuối mùa. Một tiểu thương mua ốc ruốc tại xã Tam Tiến cho biết, từ 4h sáng, bà đã bắt đầu đi thu mua ốc ruốc. Nhiều lúc gặp "ổ" phải đợi đến trưa mới thu mua hết số ốc mà ngư dân bắt. Trung bình, mỗi ngày bà thu mua hơn 100 xô ốc, thị trường tiêu thụ tại địa phương và xuất bán các tỉnh lân cận, thu nhập cũng tạm được.

Dân Trí
Đăng ngày 08/01/2022
Hoài Sơn
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 06:04 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 06:04 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 06:04 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 06:04 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 06:04 29/03/2024