Người dân bán cá non "chạy họa"!

Tất cả cá, từ to lẫn nhỏ, đều được nhiều hộ nuôi cá bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) gấp rút đánh lên bán, nhằm vớt vát chút ít vốn liếng…

cá chết
Theo UBND xã Long Sơn, hiện địa phương đang phối hợp chặt chẽ cùng Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) thống kê thiệt hại, động viên, chia sẻ rủi ro với bà con nông dân. Đồng thời, ngành chức năng cũng đang trực tiếp ra các vùng nuôi nắm bắt tình

Ngày 20/8, tại khu vực nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn) tiếp tục có rất nhiều xác cá chim, cá bớp, cá mú,… chết nổi lềnh bềnh trôi khắp mặt sông.

Cá trôi theo từng vệt, dạt vào ven bờ và quanh các khu vực lồng bè nuôi, mùi hôi nồng nặc bốc lên khắp nơi. Lực lượng chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đang tiếp tục khảo sát nguồn nước và thống kê tình hình thực tế thiệt hại của các hộ nuôi.


Do lo sợ cá bị mất trắng, người nuôi phải đánh cá lên bán rẻ nhằm "chạy họa". Ảnh: MS.

Vừa vớt cá chết nổi tại khu vực nuôi của gia đình, ông Đỗ Văn Uyên, lồng bè thuộc tiểu khu 3, khu 4 rầu rĩ cho biết: Mấy ngày qua, mỗi ngày ông phải vớt từ 5 - 7 tạ cá chết, thậm chí có ngày cả tấn cá chết đóng bao đem vào bờ bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nhưng cũng chỉ được giá 3.000 đồng/kg.

Chỉ tính riêng tiền thức ăn cho cá ông đã tốn từ 170 – 200 triệu đồng/tháng và thực tế ông đã chi phí hết khoảng 1,5 tỉ đồng, hầu hết số tiền này phải vay ngân hàng.

“Nếu bình thường bán cá tươi khỏe cho mối lái thu mua sẽ được giá 130 ngàn/kg, với 25 tấn cá sẽ cho tôi thu phải trên 2,5 tỉ đồng đợt này. Ấy vậy mà đến hôm nay tôi bán hết số cá chết này cũng chỉ thu được khoảng 50 triệu đồng”, ông Uyên buồn bã nói.


Nhiều chủ lồng bè nuôi cá bị thiệt hại trong đợt cá chết vì nguồn nước bị ô nhiễm năm nay. Ảnh: MS.

Trong ngày 20/8, hầu hết các lồng bè ở đây đều buộc phải tranh thủ vớt nhanh số cá còn sống đem bán tống bán tháo cho thương lái với giá rẻ từ 20 - 30 ngàn đồng/kg.

May mắn nhất là anh Mai Anh Tuấn, tiểu khu 3 (khu nuôi trồng thủy sản Cầu Chà Và) đợt này thả nuôi 50.000 con cá chim, đến nay đã phát triển được khoảng 0,4-0,5 kg/con. Mặc dù mấy bữa nay cá mới chỉ có hiện tượng kém ăn nhưng anh đang phải tích cực cho sục khí Oxy, đồng thời lên kết hoạch thuê ghe kéo lồng bè cá đi nơi khác “chạy họa”.

Dẫn chúng tôi xuống bè cá tham quan, anh Tuấn tâm sự: “Những ngày qua, tôi phải theo dõi cá suốt ngày đêm chỉ sợ cá bỏ ăn thì phải xử lý ngay. Mấy ngày nay thấy nhiều bà con xung quanh vội kéo cá sống lên bán gấp để “chạy họa” khiến tôi cũng chẳng yên. Sáng nay có mấy mối điện thoại hỏi, chắc tôi sẽ phải bán cá non”.


Liên tục những chuyến ghe chuyển cá chết lên bờ bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: MS.

Theo UBND xã Long Sơn, hiện địa phương đang phối hợp chặt chẽ cùng Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) thống kê thiệt hại, động viên, chia sẻ rủi ro với bà con nông dân. Đồng thời, ngành chức năng cũng đang trực tiếp ra các vùng nuôi nắm bắt tình hình, khảo sát, thống kê số hộ bị thiệt hại, lấy mẫu cá chết để xét nghiệm phân tích.

Đến nay, do số cá tại các lồng bè vẫn tiếp tục chết nên cơ quan chức năng vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ để đánh giá mức độ thiệt hại của người dân.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 21/08/2020
Minh Sáng
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:30 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:30 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:30 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:30 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:30 03/06/2023