Người khơi nguồn "vàng trắng"

Sau hơn 30 năm vật lộn với con ngao, nhiều khi tưởng như trắng tay, nhưng với ý chí vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Cửu (Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Ðịnh) đã chiến thắng. Không chỉ giúp gia đình anh có khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng mà còn đưa con ngao trở thành nguồn "vàng trắng" giúp người dân vùng chân sóng này làm giàu.

Nguyễn Văn Cửu

Nắm bắt thời cơ

Anh Nguyễn Văn Cửu (trong ảnh) nhớ lại: "Năm 1983 xuất ngũ trở về quê hương, vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi nghề như làm thuê, thợ may, mua gom hải sản mang đi bán. Thấy con ngao được tiêu thụ mạnh ở Trung Quốc, tôi rất mừng, rủ mấy người bạn góp vốn mua gom ngao do người dân trong xã khai thác tự nhiên đem bán ở Trung Quốc và một số tỉnh, thành phố khu vực miền bắc. Sản phẩm ngao dần trở thành món ăn đặc sản, được người tiêu dùng ưa chuộng. Con ngao trở thành nguồn "vàng trắng" để người dân vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện, ở Giao Xuân có gần 700 hộ dân nuôi ngao với diện tích gần 350 ha; năng suất ổn định khoảng 50 tấn/ha/năm và giá trị thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Thời điểm được giá, 1 kg ngao thương phẩm dao động từ 20 đến 30 nghìn đồng thì số tiền thu được từ nghề nuôi ngao ở Giao Xuân không nhỏ. Gia đình các ông Phạm Văn Thực, Phạm Văn Năm, Lê Văn Sản... có tiềm lực kinh tế nhận thầu từ năm ha đến hàng chục ha bãi bồi để nuôi thả ngao, hằng năm thu nhập tiền tỷ là chuyện thường.

Từ những mô hình nuôi ngao khá thành công ở Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã xây dựng vùng nuôi ngao chung cho cả huyện rộng khoảng 1.500 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) mặn lợ, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 3.000 lao động thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Từ đầu năm đến nay, vùng nuôi ngao Giao Thủy thu hoạch hơn 32 nghìn tấn ngao thương phẩm, tăng gần mười nghìn tấn so cùng kỳ năm 2012. Dự kiến đến hết năm 2013, vùng ngao Giao Thủy cho thu hoạch hơn 50 nghìn tấn sản phẩm. Theo anh Cửu, năm nay tuy giá ngao thương phẩm giảm chỉ còn 11 nghìn đồng/kg (bán tại bãi) nhưng nghề nuôi ngao vẫn có lãi vì ngao ăn thức ăn tự nhiên, người nuôi chỉ phải bỏ tiền giống và công bảo vệ.

Khẳng định thương hiệu

Ðể xây dựng thương hiệu ngao Giao Thủy, anh Cửu đã thành lập doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung, lập trang thông tin điện tử. Năm 2005, doanh nghiệp Cửu Dung được UBND huyện Giao Thủy ủy quyền và hỗ trợ pháp lý. Hội Nuôi nhuyễn thể huyện Giao Thủy được thành lập với hơn 100 hộ thành viên nhằm tăng cường liên kết thực hiện đúng quy trình sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn vệ sinh bãi nuôi thả... Các hộ nuôi ngao ở Giao Thủy còn được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng I (thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tư vấn kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất. Sau hơn ba năm, sản phẩm ngao Giao Thủy đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa, có mặt trong hầu hết hệ thống các siêu thị, chợ trung tâm ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, chiếm hơn 40% sản lượng ngao thương phẩm của các tỉnh ven biển phía bắc. Hằng năm, ngao Giao Thủy còn xuất khẩu khoảng từ 4.000 đến 5.000 tấn ngao thương phẩm sang thị trường EU thông qua các nhà máy chế biến ngao ở một số tỉnh phía nam.

Cũng từ năm 2003, anh Nguyễn Văn Cửu đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức việc sản xuất giống ngao. Liên tục trong bốn năm (2003-2007), vẫn chỉ là sản xuất thử nghiệm, thất bại nhiều hơn thành công, tính ra mỗi năm thua lỗ khoảng hai tỷ đồng. Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất ngao giống, anh Cửu mời chuyên gia về Giao Xuân tư vấn. Lại thêm một lần "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" và thành công đã mỉm cười. Năm 2011, dù chỉ là sản xuất thử nghiệm, trại giống của doanh nghiệp Cửu Dung đã cung ứng hơn 10% nhu cầu ngao giống của các hộ nuôi ngao trong huyện. Hiện, anh Cửu đã xây dựng được cơ sở nuôi ngao chuyên nghiệp từ nguồn giống, ươm nuôi, khai thác, tiếp thị đến tiêu thụ. Với diện tích nuôi ngao 45 ha (bao gồm 20 ha ươm ngao giống, 25 ha nuôi ngao thương phẩm), cung ứng cho thị trường hàng nghìn tấn sản phẩm, vài ba tỷ con giống và thu về khoảng vài chục tỷ đồng mỗi năm; tạo việc làm cho hơn 40 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động theo mùa vụ. Từ đầu năm đến nay, gia đình anh thu hoạch khoảng 1.300 tấn ngao thương phẩm. Dẫn chúng tôi đi thăm khu sản xuất giống rộng khoảng 14.000 m2 với 72 bể, có công suất từ 15 triệu đến 20 triệu con giống/bể, anh Cửu giới thiệu: Vốn đầu tư xây dựng dây chuyền này gần ba tỷ đồng, bằng một phần mười so với dây chuyền sản xuất cùng loại nếu phải nhập khẩu. Ðến năm 2013, việc sản xuất ngao giống cơ bản thành công và đã sản xuất được hơn ba tỷ con giống, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu ngao giống cho vùng nuôi Giao Thủy.

Hiện ở hai huyện Giao Thủy, Hải Hậu có 42 trại sản xuất. Năm 2013, 42 trại này sản xuất được hơn mười tỷ con giống, trong khi nhu cầu nuôi trong tỉnh cần khoảng sáu tỷ con. Lượng giống còn lại được bán cho ngư dân các tỉnh ven biển trong khu vực. Anh Nguyễn Văn Cửu tự tin cho biết thêm: Tới đây tôi sẽ tập trung sưu tầm, phục tráng và nhân rộng giống ngao bản địa. Bởi đây là giống ngao có tính thích nghi cao, sống khỏe, ít bị dịch bệnh; sản phẩm mang nhiều hương vị đặc trưng của vùng bãi bồi Giao Thủy để nâng cao giá trị thương hiệu ngao Giao Thủy. Khi đó, người dân sẽ có thêm cơ hội khai thác nguồn "vàng trắng" trên vùng bãi bồi quê mình để làm giàu chính đáng.

Báo Nhân Dân, 25/11/2013
Đăng ngày 27/11/2013
Bài và ảnh: Đặng Ngọc Oanh
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:00 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:00 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:00 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:00 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:00 19/04/2024