Người nuôi cá tra vẫn treo ao

Theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến cá tra xuất khẩu các tỉnh, thành ĐBSCL, so với giữa tháng 7 vừa qua, giá cá tra nguyên liệu được các nhà máy thu mua đang tăng chút ít, lên mức 19.000-21.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với giá thành, người nuôi cá cầm chắc lỗ ít nhất 4.500 đồng/kg.

ca tra
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL lỗ nặng vì giá cá tra xuống thấp

Treo ao, bỏ nghề

Lỗ lã cộng với tình trạng giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều ao nuôi tiếp tục bị treo bởi qua nhiều năm thua lỗ nặng, phần lớn người nuôi đã hết vốn để tái đầu tư sản xuất. Một số khác thu hẹp diện tích để nuôi theo kiểu cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi loại cá khác với quy mô nhỏ để bán ở các chợ…

Tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, ông Võ Văn Đệ, người nuôi cá tra lâu năm ở đây, cho biết trước đây, gia đình ông có đến 3 ao nuôi cá nhưng do làm ăn thua lỗ kéo dài nên giờ chỉ còn giữ lại một ao nuôi. Ông Đệ cho rằng sở dĩ có nhiều hộ bỏ nghề vì giá thức ăn chăn nuôi luôn tăng cao. Một số hộ nuôi còn phải chịu lãi suất thức ăn cho cá từ 20% đến 23% (nếu mua thiếu tại các đại lý).

Tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, hầu hết hộ nuôi cá tra cũng đang lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì càng nuôi thì càng lỗ, còn nếu bỏ nghề thì lấy tiền đâu để trả nợ. Nhiều hộ nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa cho biết với giá cá tra nguyên liệu mà các nhà máy mua vào như hiện nay thì sau khi cất cá lên bán, chắc chắn họ phải bán luôn ao nuôi mới có thể giải quyết được nợ nần. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người nuôi cá ở đây, cho biết năm nay ông chuyển sang nuôi cá lóc vì chi phí thức ăn không cao nên có thể kiếm được chút ít tiền lời.

Loay hoay với bài toán khó

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng để cứu ngành chế biến thủy sản và người nuôi cá tra. Trong khi chờ đợi gói hỗ trợ này để người nuôi cá có cơ hội tái đầu tư, các doanh nghiệp cũng tự “giết” nhau trong việc bán phá giá ở các thị trường xuất khẩu.

Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện có từ 70%- 80% doanh nghiệp thủy sản lệ thuộc gần như 100% vào vốn vay ngân hàng hoặc đang “hấp hối” chờ hỗ trợ. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng: “Sản phẩm cá tra là thế mạnh của ĐBSCL, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, thế nhưng, người nuôi cá và doanh nghiệp luôn gặp khó. Nguyên nhân chính là do tình trạng bán phá giá liên tục xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chào bán với giá thấp nên đã đẩy giá xuống tận đáy”.
Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), muốn giải bài toán bán phá giá thì doanh nghiệp phải liên kết lại tạo sức mạnh để tránh tình trạng nhà nhập khẩu ép giá. Đã đến lúc phải tổ chức và đưa ngành cá tra thành ngành sản xuất có điều kiện và phải xây dựng giá sàn, chất lượng sàn…, không để tự phát như thời gian qua.

NLĐ
Đăng ngày 06/08/2012
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 19:12 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 19:12 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:12 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 19:12 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:12 16/04/2024