Người Việt sắp được… ăn cá tra!

Mặc dù là quốc gia sản xuất cá tra lớn, nhưng hầu như sản phẩm cá này chỉ được dùng cho xuất khẩu. Trong năm 2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa, thông qua các siêu thị, cửa hàng bán lẻ…

cá tra
Cá tra Việt Nam kỳ vọng đẩy mạnh tiêu thụ trong nước thời gian tới. Ảnh: I.T

Trung Quốc tăng mua, Mỹ, Âu “làm khó”

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP cho biết, cá tra Việt Nam đã phải “bơi” qua rất nhiều khó khăn trong năm 2016, từ những ảnh hưởng của sự cố môi trường ở miền Trung hồi giữa tháng 4, hạn hán xâm nhập mặn kỷ lục tại ĐBSCL cho tới giá cả thị trường biến động thất thường…

Cũng theo VASEP, năm 2017 được nhiều chuyên gia dự báo là khá khả quan đối với ngành cá tra Việt Nam nhờ nhu cầu rất lớn từ thị trường Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 12.2016, nhu cầu từ thị trường này đối với cá tra Việt Nam vẫn rất tốt. Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc  năm nay có thể vượt Mỹ thành nước nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam.

Trong năm 2016, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn của cá tra Việt Nam khi tăng trưởng đến 90% so với năm 2015. VASEP cho rằng, định hướng xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc trong năm 2017 vẫn chiếm khoảng 20% của toàn ngành. Ngược lại, các thị trường lớn khác lại đang dồn cá tra Việt Nam vào thế khó khăn. Gần đây nhất, ngay ngày đầu tháng 1.2017, một kênh truyền hình tại Tây Ban Nha đã phát sóng đoạn phim với những thông tin gây bất lợi cho cá tra Việt Nam. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều thị trường khác khi nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài cho rằng, cá tra được nuôi không “sạch”, thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn công nghiệp, lạm dụng lao động trẻ em… khiến nhiều doanh nghiệp phải “chật vật” trong việc phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Còn tại Mỹ, dù tiếp tục giữ vị trí là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam với giá trị hơn 366 triệu USD trong năm 2016, tuy nhiên, thuế chống bán phá giá ở mức cao, cùng với đó là chương trình thanh tra cá da trơn gay gắt, dẫn tới tình trạng “rơi rụng” nhiều doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Mỹ. Hiện tại, theo thông tin từ VASEP, chỉ còn vài doanh nghiệp bám trụ, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.

Nên về… “tắm áo ta”

Trước những khó khăn từ các thị trường chính, nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2017, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nên quan tâm đến thị trường châu Á và tập trung khai thác thị trường trong nước, đặc biệt, đẩy mạnh việc đưa sản phẩm cá tra vào hệ thống các siêu thị, kênh bán lẻ trực tuyến...

Được xem như “vua cá tra” nhờ xuất khẩu sang châu Mỹ, Đông Âu, Nga…, ông Dương Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hùng Vương cho rằng, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn, trong khi đó, thị trường nội địa và khu vực châu Á với dân số hơn 3 tỷ người vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, trong năm 2016, doanh nghiệp của ông Minh cũng đã thực hiện nhiều chương trình, chiến dịch để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh bán hàng vào các chuỗi nhà hàng, siêu thị…

Còn theo TS Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, mỗi năm có khoảng 400.000 tấn sản phẩm thủy sản các loại, trị giá 15.000 tỷ đồng với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú được tiêu thụ thông qua các hệ thống phân phối trong nước. Xu hướng quay về thị trường nội địa cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư.

Tuy nhiên, theo bà Loan, thủy sản đông lạnh tại thị trường nội địa còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Nguyên nhân được đưa ra do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng thủy sản tươi sống. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu là hàng đông lạnh hoặc đã qua sơ chế, tẩm ướp… Hơn nữa, chi phí sản xuất, vận chuyển, bảo quản, quảng bá cao khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh.

Ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) nhận định, thị trường thủy sản nội địa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Bằng chứng là sản lượng tiêu thụ nội địa những năm gần đây tăng trung bình 7%/năm, giá trị tiêu thụ cũng tăng xấp xỉ 14%...

Dẫu vậy, việc “thủ” sân nhà là điều các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện. Vì thời gian tới, khi các hợp tác quốc tế có hiệu lực, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, sản phẩm nhập khẩu ồ ạt vào thì tính cạnh tranh còn quyết liệt và nhiều thách thức hơn. 

VASEP cho biết, hiện cả nước có hơn 100 cơ sở sản xuất và xuất khẩu cá tra, trong đó có 20 doanh nghiệp lớn nắm giữ 70 - 80% sản lượng nguyên liệu. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2017 tăng nhẹ 4% so với năm trước, lên hơn 1,7 tỷ USD.

Dân Việt, 13/02/2017
Đăng ngày 13/02/2017
Thuận Hải
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 23:40 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 23:40 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 23:40 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:40 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 23:40 23/04/2024