Những khoang tàu vơi dần tôm, cá…

Hiện nay, hàng nghìn tàu thuyền, hàng vạn ngư cụ đang ngày đêm khai thác nguồn lợi hải sản vùng ven, làm cho nguồn tài nguyên biển đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Việc khai thác quá mức đang khiến những khoang tàu vơi dần cá, tôm…

Những tàu thuyền công suất nhỏ như thế này chỉ có thể đánh bắt được ở ven bờ.
Những tàu thuyền công suất nhỏ như thế này chỉ có thể đánh bắt được ở ven bờ.

Những chuyến biển thất bát

Sau 3 ngày ra khơi, vật lộn trên biển, lão ngư Nguyễn Văn Lưa (62 tuổi, trú xã Vĩnh Lương, Nha Trang) cùng 2 người con trai trở về đất liền an toàn. Nhưng lên bờ, những lo toan lại ùa về với lão ngư có thâm niên 54 năm bám biển bởi sản phẩm thu được chỉ là hơn 4 tạ cá tạp cùng vài chục kg tôm, mực và bạch tuộc. “Chuyến đi này chắc không đủ chi phí rồi” - ông Lưa chỉ xuống khoang tàu trầm giọng nói. Với gần chục miệng ăn, lại phải lo cho 2 người con còn đi học, nên chuyến ra khơi kế tiếp, gia đình ông Lưa chắc chắn sẽ phải chạy vạy vay mượn để có tiền cho tàu “ăn dầu”, mua đá cây và thực phẩm. “Mỗi chuyến đi biển thường kéo dài 3 - 4 ngày. Tiền dầu, tiền đá cây, tiền thực phẩm ngót nghét 6 triệu đồng. Vậy mà chuyến vừa rồi chắc chỉ thu được hơn 5 triệu bạc!”, ông Lưa buồn rầu nói.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thịnh (41 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lệ Xuân, làm nghề lưới hai ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng (Nha Trang) cũng có chung nỗi buồn đó. Chị Xuân tâm sự: “Cả nhà có 5 miệng ăn, 2 đứa con đang đi học, tất cả đều trông vào chiếc tàu 24CV của gia đình. Vậy mà những năm gần đây, việc đánh bắt chẳng được bao, khiến cuộc sống gia đình tôi đã khó khăn càng khó khăn hơn. Không đủ trang trải cho các con ăn học, tôi phải chạy đôn, chạy đáo vay tiền của bà con, họ hàng. Vất vả là thế, khổ là thế nhưng không đi biển thì chẳng biết làm nghề gì khác”.

Nhiều người cho rằng, do có quá nhiều tàu thuyền với nhiều loại ngư cụ đánh bắt gần bờ khiến sinh vật biển không kịp sinh sôi, phát triển. “Một số tàu công suất khoảng 600CV sử dụng giã cào dài hàng trăm mét càn quét vùng ven bờ. Cá, tôm, cua, ốc lớn nhỏ đều bị bắt hết, không con nào thoát”, một ngư dân nói.

Bạch tuộc là loài sống dưới đáy biển nhưng vẫn không thể thoát khỏi lưới giã cào.

Bạch tuộc là loài sống dưới đáy biển nhưng vẫn không thể thoát khỏi lưới giã cào. 

Nguồn hải sản gần bờ cạn kiệt nên nhiều tàu thuyền của ngư dân phải “đánh liều” đi khơi xa với hy vọng cải thiện về sản lượng. Theo đó, chi phí mỗi chuyến đi biển cũng nhiều hơn. “Việc đi đến những vùng biển xa luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khó lường. Tàu thuyền của chúng tôi có công suất nhỏ, vốn không cho phép đi ra xa, nhưng vì không đánh được ở gần bờ nên chúng tôi phải đánh cược với biển”, ông Lưa nói.

Chưa kiểm soát được

Lý giải về việc nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị cạn kiệt, ông Võ Khắc Én - Trưởng phòng Quản lý khai thác nguồn lợi và môi trường thủy sản (Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh) cho rằng: “Trước kia, số lượng tàu thuyền đánh bắt ít nên cá có đủ thời gian sinh sản, sinh trưởng. Còn hiện nay, số lượng tàu thuyền đánh bắt gần bờ lớn, nhiều ngư cụ, cường lực khai thác lớn nên nguồn lợi bị cạn kiệt, trong khi tỉnh lại chưa có cơ quan chuyên trách để lo vấn đề này”.

Ông Én cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có 9.780 tàu thuyền các loại, trong đó, số tàu có công suất từ 90CV trở lên chỉ có 1.080 chiếc. Riêng số  tàu đánh bắt gần bờ có công suất nhỏ hơn 20CV chiếm hơn 50%. Theo ông Én, những tàu từ 90CV trở lên mới có khả năng đánh bắt khơi xa. Còn những tàu thuyền công suất nhỏ chỉ có thể đánh vùng lộng và vùng ven bờ. Số này đa số của hộ nghèo, không có điều kiện trang bị vật dụng cần thiết để ra khơi xa. “Chúng tôi đã giao cho địa phương quản lý những tàu dưới 20CV. Ngư dân không được đóng tàu có công suất dưới 20CV. Ai cố tình đóng mới tàu loại này, chúng tôi sẽ xử phạt. Hy vọng, với cách làm này, chúng tôi sẽ hạn chế được đội tàu này. Nhưng việc này liên quan đến an sinh xã hội nên phải làm từ từ” - ông Én nói.

Ông Én cũng cho biết: “Hiện Chi cục không có tàu để đi kiểm tra vấn đề này; đơn vị chỉ tập trung tuyên truyền cho ngư dân, còn người dân đánh bắt thế nào thì không kiểm soát được. Chúng tôi đã đề nghị thành lập lực lượng kiểm ngư chuyên sâu về việc này nhưng đến nay chưa có kết quả. Khả năng đến năm 2014, sẽ có Chi cục Kiểm ngư vùng. Khi đó, sẽ có đội tàu giám sát, kiểm tra việc đánh bắt hải sản của ngư dân”.

Nguồn hải sản gần bờ cạn kiệt nên nhiều tàu thuyền của ngư dân phải “đánh liều” đi khơi xa với hy vọng cải thiện về sản lượng. Theo đó, chi phí mỗi chuyến đi biển cũng nhiều hơn. “Việc đi đến những vùng biển xa luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khó lường. Tàu thuyền của chúng tôi có công suất nhỏ, vốn không cho phép đi ra xa, nhưng vì không đánh được ở gần bờ nên chúng tôi phải đánh cược với biển”, ông Lưa nói.

Cần thay đổi nhận thức về bảo tồn

Cá khoang cổ nemo - một trong những loài cá cảnh quý ở quần đảo Trường Sa đang được bảo tồn nguồn gen tại Viện Hải dương học (Nha Trang).

Cá khoang cổ nemo - một trong những loài cá cảnh quý ở quần đảo Trường Sa đang được bảo tồn nguồn gen tại Viện Hải dương học (Nha Trang).

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Hải dương học (Nha Trang) cho biết: Theo đánh giá của Chương trình môi trường Liên hợp quốc, việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đang được coi là một trong 3 vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của biển Đông hiện nay. Việt Nam không nằm ngoài đánh giá chung này. Lý giải về nguyên nhân, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn khẳng định, việc tuân thủ pháp luật của ngư dân Việt Nam còn yếu, dẫn đến việc khai thác thủy hải sản quá mức như hiện nay. Bên cạnh đó là tình trạng khai thác hủy diệt như sử dụng thuốc nổ, các chất gây mê (xyanua) để bắt cá sống, cá cảnh… khiến nhiều đối tượng thủy hải sản bị đe dọa nghiêm trọng. “Trong sách đỏ Việt Nam hiện có rất nhiều loài ở mức độ rất nguy cấp, nguy cấp và sẽ nguy cấp. Chẳng hạn, bò biển là loài quý hiếm, bị đe dọa trên toàn cầu nhưng ở nước ta vẫn bị săn bắt lén lút. Ngoài ra, còn rất nhiều loài như ốc tù và, ốc xà cừ, ốc đụn… thuộc dạng rất nguy cấp và nguy cấp” - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn nói.

Trò chuyện với Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, chúng tôi nhận thấy, để hạn chế tình trạng này, bên cạnh việc cần có chế tài đối với những hành vi khai thác thủy hải sản theo kiểu tận diệt, nên xây dựng nhiều khu bảo tồn biển và quản lý có hiệu quả. Ngoài ra, cần xây dựng các mô hình có sự tham gia của các thành phần khác nhau. “Quan trọng nhất là chúng ta chưa hiểu rõ về tài nguyên đa dạng sinh học biển. Rất nhiều nhà quản lý cho rằng, khai thác với bảo tồn là đối nghịch nhau, nhưng thực ra không phải. Việc khai thác hợp lý sẽ giúp bảo tồn. Đừng lấy lý do tại người dân nghèo. Nếu cứ khai thác như hiện nay thì sẽ còn nghèo nữa. Không thể vì nghèo mà tàn phá môi trường, nguồn lợi. Hiện nay, mình đang lấy nghèo đối nghịch với bảo tồn, phát triển. Tôi cho rằng, nếu không thay đổi nhận thức thì không làm bảo tồn được, mà càng khai thác theo kiểu tận diệt thì càng nghèo hơn” - Phó giáo sư - Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn khẳng định.

Để bảo tồn một số nguồn gen, sinh vật biển quý hiếm, các nhà khoa học ở Viện Hải dương học (Nha Trang) đã có những công trình khoa học để bảo tồn những nguồn gen này. Một số đối tượng đã được sinh sản nhân tạo thành công tại đây như: cá mập, cá khoang cổ nemo, cá đuôi gai...

 

báo Khánh Hòa
Đăng ngày 05/01/2013
thành long
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:05 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:05 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:05 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:05 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:05 16/04/2024