Nông dân bán đảo Cà Mau bơi trong nước biển dâng - Bài 1: Lúa- tôm và nỗi ám ảnh tù tội

Dọc tuyến dân cư kinh xáng Bờ Bao Giữa xuyên qua các ấp 18, 19, 20, xã Nguyễn Phích (U Minh, Cà Mau) bây giờ nhà cửa khang trang, đường quê tráng xi-măng láng cóng, xe máy bon bon; vỏ lãi băng băng lướt sóng trên sông. Vùng đất nằm kẹp giữa hai con sông Trẹm và sông Cái Tàu nhiễm phèn, mặn chát nên quy hoạch đất lâm nghiệp thành lỗi thời, lạc hậu đã vô tình đẩy người dân khát vọng thoát nghèo vào vòng lao lý.

gia đình ông Cảnh
Gia đình ông Lưu Văn Cảnh vẫn còn trong vòng điều tra “Hủy hoại rừng”.

Vào tù vì khát vọng thoát nghèo

Gặp lão nông Nguyễn Văn Ngà, ông cười tươi, để lộ những chiếc răng úa vàng, ông nói: “Bà con tự phát nuôi tôm- trồng lúa đã có ăn, có tiền để dành mua xe máy, vỏ lãi, TV màu nhưng mấy gia đình bị kết tội, vào tù”.

Nghé thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hà mà bà con gọi bằng biệt danh Hà Bá, ở ấp 18, xã Nguyễn Phích (U Minh) vừa mãn hạn tù. Bà Lê Thị Hận, vợ ông Hà, vừa búi tóc cho cháu ngoại, vừa liếc yêu chồng, nói: “Từ ngày ổng ra tù, tôi giữ ổng kè kè, không cho đi chơi bời, lỡ bị ai chọc tức, nổi nóng lại vào tù khổ thêm”.

Ông Hà là người hiếm hoi ở xứ này phải vào tù vì liên quan các vụ án “hủy hoại rừng” nhưng thực chất ông không cam chịu nghèo đói lao vào trồng lúa, nuôi tôm trên đất nhận khoán. Năm 1992, vợ chồng ông cùng hàng trăm hộ dân nhận khoán bình quân từ 5- 6 ha/hộ của Lâm ngư trường Sông Trẹm sản xuất nông nghiệp, trồng rừng theo tỷ lệ 3/7.

Nhận thấy rừng tạp, cây tràm không lớn vì nhiễm mặn quanh năm, trồng lúa phần đất cho phép liên tục mất mùa, đời sống khổ sở nên ông Hà mang dao chặt phá cây, dọn thêm diện tích nuôi tôm và trồng lúa. Năm 2014, Hạt kiểm lâm U Minh lập biên bản, công an khởi tố vụ án “hủy hoại rừng”, rồi giao cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.

Bà Lê Thị Hận kể: “Chồng tôi bị bệnh suyễn, đi khám bệnh trên TPHCM vừa về nhà được một đêm, sáng ra bị gọi lên Công an xã Nguyễn Phích làm việc nhưng Công an huyện U Minh chờ sẵn, còng tay, bắt giam.

Tháng 3/2015, ông bị Tòa án nhân dân huyện U Minh xử phạt 3 tháng tù, thời hạn được tính từ ngày 6/3/2015, thụ án tại Trại giam Công an Cà Mau. “Trong tù, gác tay lên trán, tôi nghĩ mãi có lẽ do tôi không chịu để vợ con nghèo đói mới ra nông nỗi này”- ông Hà tự vấn.

Tuy nhiên, điều khiến ông Hà ấm ức là: “Ở đây, từ cán bộ nhỏ đến lớn, đảng viên đều dọn cây để nới rộng diện tích nuôi tôm- trồng lúa. Cả xóm làng đều làm, không ai bị sao, riêng tôi bị bắt giam, bỏ tù. Phải chi chính quyền kiểm lâm nhắc nhở, xử phạt, răn đe mà mình ngoan cố đã đành. Đằng này, kiểm lâm đùng dùng ập đến lập biên bản, đo đạc tính toán, rồi…”.

Bà Lê Thị Hận kể: “Chồng vào tù, con cái đi tứ tán, tôi chạy lạy lục xin tại ngoại để chữa bệnh nhưng không được”. Những ngày chồng ở tù, quá nghèo khó, con bà Hận phải xa quê, kiếm sống.

Đi theo những kinh xáng như bàn cờ, tôi ghé nhà bà Nguyễn Thị Nhàng, 77 tuổi, ở ấp 20, xã Nguyễn Phích, cũng là một trong những gia đình bị kết tội “hủy hoại rừng” để sản xuất lúa- tôm. Vợ chồng bà Nhàng nhận khoán 5 ha đất sản xuất nông nghiệp, trồng rừng cũng với tỷ lệ 3/7.

Rồi chồng bà Nhàng mất, để lại cho bà cả thảy 10 người con. Nghèo đói, nhìn thấy bà con quanh xóm dọn rừng, nuôi tôm và trồng lúa nên các con bà cũng làm theo.

Bà Nhàng kể: “Gia đình tôi lấn 3 công đất để sản xuất lúa- tôm. Cán bộ kiểm lâm lập biên bản, rồi Công an huyện U Minh mời tôi lên hỏi. Tôi kể thật, vì rừng tràm không chịu lớn, nước mặn tràn vô, các con muốn nới thêm để nuôi tôm- trồng lúa”.

ba Nhang
Bà Nguyễn Thị Nhàng.

Có sao bà nói vậy. Các con dọn rừng, bà già yếu rồi, bệnh tật triền miên, làm sao đốn cây tràm, dọn rừng tạp để nuôi tôm? Bà Nhàng kể: “Mấy chú Công an U Minh động viên tôi, bà lớn tuổi rồi, già yếu, đi lên đi xuống khó khăn nên để con trai út của bà lãnh tội”.

Thế là Phù Văn Út, con trai bà Nhàng bị phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Sau khi hết án tù treo, Phù Văn Út dẫn vợ, con đi làm mướn ở Bình Dương.


Ám ảnh tù tội

Năm lần bảy lượt người viết bài này tìm đến gia đình ông Huỳnh Minh Hoàng, ấp 18, xã Nguyễn Phích nhưng vợ con đều báo ông vắng nhà, đi xa, không biết chừng nào về. Thậm chí, có lần, chính quyền ấp 18 dẫn đến giới thiệu nhưng ông cũng tránh mặt.

Ông Hoàng bị TAND huyện U Minh tuyên phạt 3 năm 9 tháng tù giam. Vợ ông, bà Trương Thị Phương và con trai Huỳnh Phương Quang bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Ông Hoàng kháng án lên TAND tỉnh Cà Mau xét xử, trả hồ sơ về TAND huyện U Minh.

Thấy nhà báo muốn gặp, bà Phương nói như van nài: “Xin tha cho vợ chồng, con cái tôi, các anh đi lên xã mà hỏi”. Nói xong, bà Phương quay vào nhà. Ngôi nhà mới xây dựng khang trang mà theo bà con ở đây cho biết là nhà tôm- lúa.

Ông Tạ Quang Nha-Trưởng ấp 18 cho biết: “Gia đình ông Hoàng bị nặng nhất, cả 3 người đều bị khởi tố. Ông kháng án lên TAND tỉnh, trả về xét xử lại, chưa xong, thông cảm cho người ta. Nói chung, bà con bị khởi tố rất sợ”.

Ghé vào căn nhà lá lụp xụp, tạm bợ bên kinh xáng của vợ chồng ông Lưu Văn Cảnh và bà Lê Thị Ánh. Nói về chuyện chặt cây tràm còi cọc, rách bơi, cong queo, để nuôi tôm- trồng lúa, ông Lưu Văn Cảnh kể: “Cán bộ kiểm lâm hỏi, tôi thật thà nói tôi chặt cây, vợ tôi gom làm củi chụm. Ai dè khởi tố cả vợ lẫn chồng”.

TAND huyện U Minh xét xử sơ thẩm, vợ chồng ông Cảnh chống án lên TAND tỉnh Cà Mau, hồ sơ được về huyện, rồi ngâm tới bây giờ. Những vụ án “hủy hoại rừng” đã diễn ra tại vùng đất lâm nghiệp, nhiễm phèn, nhiễm mặn nằm kẹp giữa sông Cái Tàu và sông Trẹm. Nơi đây cây tràm không phát triển, trồng lúa một vụ thất bát triền miên.

Ông Trần Công Hoằng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm U Minh cho biết: “Chúng tôi phát hiện, lập biên bản, đo đạc thiệt hại vượt quá mức xử hành chính nên khởi tố 4 vụ án “hủy hoại rừng” liên quan đến 7 người trong 4 gia đình, chuyển cho cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Còn ông Dư Bé Ba- Chủ tịch UBND huyện U Minh nói: “Chúng tôi không muốn dân phải vào tù. Bà con làm ăn khá là mừng rồi. Nhưng pháp luật quy định, phải thực thi. Có thể có thiếu sót là chưa chuyển đất lâm nghiệp bị nhiễm mặn, không thể trồng rừng thành đất sản xuất lúa- tôm. Nhưng chuyển đổi quy hoạch sử dụng đất đã vượt quá thẩm quyền cấp huyện, phải chờ cấp trên”. 

Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Cà Mau nói: “Những vụ án áp dụng đối với người dân nuôi tôm- trồng lúa ở vùng ngọt không có nước ngọt, bị nhiễm mặn, cần xem trách nhiệm quản lý. Bà con khát vọng thoát nghèo, không phá hoại kinh tế thì chính quyền đã lấy dân làm gốc, có lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với dân chưa?”.

Báo Tiền Phong, 25/07/2016
Đăng ngày 27/07/2016
Nguyễn Tiến Hưng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:11 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:11 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:11 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:11 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:11 20/04/2024