Nước mặn không phải "kẻ thù" của kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Chuyên gia cho rằng phát triển bền vững ĐBSCL phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần coi nước mặn, nước lợ không phải là kẻ thù, mà phải thích ứng để phát triển kinh tế.

Nước mặn kéo dài sẽ kéo theo dịch bệnh và khó khăn cho ngành nông nghiệp tại các tỉnh ven biển.. Ảnh: TTXVN

Nghị quyết 120 cùng với Luật Quy hoạch 2017, Quyết định 593 của Thủ tướng về liên kết vùng là một sự hội tụ hiếm có về chính sách, có thể coi là bộ ba “chính sách vàng” mang lại vận hội mới rất quý cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thực tế, đã có những nơi người dân trúng lớn vụ tôm sú, tôm thẻ, cua dù khô hạn và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt.

Vùng “miễn nhiễm” với biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thế nhưng, Cồn Chim nằm trên sông Cổ Chiên, thuộc xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được coi là “miễn nhiễm” với biến đổi khí hậu dù có sự luân phiên 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn.

Cồn Chim có diện tích chỉ 62 ha, tổng số 70 hộ thì có 18 hộ tạm cư, còn lại là dân bản địa, định cư ở nơi đây từ những ngày đầu lập ấp.

Ông Nguyễn Văn Quời, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Cồn Chim, cho hay thông lệ hàng năm đến rằm tháng 11 âm lịch thì bắt đầu mùa nước mặn kéo dài đến tận tháng 5 năm sau, nửa năm còn lại là mùa nước ngọt. Năm nay, nước mặn về sớm hơn gần nửa tháng.

“Giống lúa ở đây có thể chịu được độ mặn lên đến ba phần nghìn và thời gian sinh trưởng 88-90 ngày như bao nhiêu vùng khác. Bởi vậy nước mặn có “ngang qua” chốn này sớm thì cũng chẳng hề hớn gì cây lúa. Bà con ở đây trồng lúa chưa năm nào bị mất mùa hay thiệt hại vì xâm nhập mặn”, ông Quời nói.


Thiên nhiên chưa bị hủy hoại, người dân Cồn Chim không phải gồng mình chống mặn mỗi mùa khô đến. Ảnh: Thamhiemmekong.com.

Sau khi thu hoạch lúa, trên đồng chỉ còn gốc rạ, nông dân bắt đầu mở cống cho nước mặn từ sông Cồn Chim chảy vào đồng để bắt đầu thả nuôi vụ tôm mới.

Tuy nhiên, nông dân ở Cồn Chim không đánh đổi môi trường để chạy theo năng suất, cả cây lúa lẫn con tôm. Ông Quời đưa ra minh chứng rằng mỗi vụ lúa ông thu hoạch 400 kg/1.000 m2 đất, thấp hơn 3-5 lần nhiều nơi khác. Nhưng ở đây người dân trồng lúa hữu cơ, không phân thuốc hóa học nên năng suất thấp là hết sức bình thường.

Quan trọng hơn, vụ lúa này chỉ là nguồn thu phụ, chủ yếu để nông dân có hạt gạo sạch trong nhà ăn quanh năm, còn cái chính là để nền đất sạch cho vụ luân canh tôm thẻ, tôm sú, cua vào mùa nước mặn. Nếu tăng thêm năng suất phải bón phân hóa học, phun xịt thuốc trừ sâu.

Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền đất, gia tăng dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường nước, môi trường đất, môi trường sống và còn có nguy cơ thua lỗ vụ tôm sau đó. Mà lúa sạch thì gốc lúa là nơi lý tưởng để con tôm sinh sống và phát triển tốt hơn so với môi trường ao nuôi trống.

“Ngược lại, sau vụ tôm, xác bã còn lại trong ao tôm, nền đất lại là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây lúa mọc khỏe mạnh. Trong khi chúng tôi nuôi vụ tôm 8 tháng thu nhập 80-100 triệu đồng, thì tại sao phải đánh đổi môi trường lấy năng suất lúa”, ông Quời phân tích.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về hệ sinh thái ĐBSCL, cho rằng Cồn Chim là nơi mà người dân biết thuận theo tự nhiên nên đỡ vất vả. Thiên nhiên ở đây chưa bị hủy hoại, người dân không phải “gồng mình” chống mặn mỗi mùa khô đến.

Vào mùa khô năm 2016, khi cả vùng ĐBSCL khốn đốn vì khô hạn và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt thì người dân Cồn Chim vẫn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản bình thường.

“Không có bất cứ thiệt hại gì, mà ngược lại năm đó người dân Cồn Chim còn trúng lớn vụ tôm sú, tôm thẻ, cua. Bởi ở đây chúng tôi sống thuận thiên theo mùa, mùa nước ngọt thì trồng lúa, mùa nước mặn thì nuôi thủy sản nước mặn, không đi ngược lại với thiên nhiên, không mất sức chống thiên nhiên mà còn được lợi nên khỏe”, Bí thư Chi bộ ấp Cồn Chim chia sẻ.

Chuyên gia cho rằng đây chính là tư duy tiến bộ, phù hợp với tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ trước đến nay khi nói về tài nguyên nước, nhiều người chỉ nghĩ đến nước ngọt và xem nước mặn, nước lợ là kẻ thù, và khi nghĩ về nước, người ta hay nghĩ tới lượng nước và khía cạnh cơ học của nước.

“Nước mặn, nước lợ vẫn là nguồn tài nguyên tiềm năng để khai thác phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn, thay vì chỉ chăm chăm vào cây lúa và thủy sản nước ngọt. Câu chuyện Cồn Chim là một thực tiễn sinh động nhất về thích ứng với biến đổi khí hậu. Nếu thực hiện tốt Nghị quyết 120 thì sẽ có nhiều những Cồn Chim như thế được phục hồi ở ĐBSCL này”, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện chia sẻ.

Vượt qua trở ngại để chuyển hướng phù hợp

Nghị quyết 120 là định hướng ở tầm chiến lược, cần phải có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể để triển khai trên thực tế và việc soạn thảo các quy hoạch, kế hoạch này cần độ chín chắn, tốn thời gian.

Trong 3 năm qua, để triển khai Nghị quyết 120, Chính phủ đã cho soạn thảo Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐSBCL, phê duyệt tại Quyết định 324 của Thủ tướng ngày 2/3/2020. Quy hoạch tích hợp ĐBSCL do tư vấn HaskoningDHV-GIZ đang trong quá trình soạn thảo. Cuối năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức một loạt hội thảo tham vấn vòng cuối cùng ở ĐBSCL để hoàn tất quy hoạch này.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết đã thực hiện việc tích hợp Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, đây là công việc mới, các ngành chức năng của TP Cần Thơ chưa có kinh nghiệm, gặp phải những khó khăn nhất định. Còn ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho hay những định hướng chiến lược trên được vạch ra một cách khoa học và thực tiễn, phù hợp với bối cảnh mới của vùng ĐBSCL và cả nước.


Nghị quyết 120 được đánh giá là chính sách vàng để phát triển bền vững ĐBSCL. Ảnh: Lê Quân.

“Điều thuận lợi nữa cho tỉnh An Giang, cũng như các tỉnh trong vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đang trong quá trình lấy ý kiến và có thể sẽ phê duyệt trong năm nay, làm cơ sở thực tiễn để tỉnh xây dựng Quy hoạch tỉnh, phù hợp, thống nhất với định hướng phát triển của vùng”, ông Thư nhận định.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nghị quyết 120 cùng với Luật Quy hoạch 2017, Quyết định 593 của Chính phủ về liên kết vùng là một sự hội tụ hiếm có về chính sách. Có thể nói đây là “bộ ba chính sách vàng” mang lại vận hội mới rất quý cho ĐBSCL. Cả ba đều hàm chứa tư duy hiện đại ở tầm quốc tế rất mới đối với Việt Nam, do đó, việc triển khai bộ ba chính sách này sẽ gặp một số trở ngại.

Trước hết, cách làm quy hoạch tích hợp rất lạ lẫm đối với Việt Nam và sẽ không tránh khỏi lúng túng. Thứ hai là những vướng mắc ở thực địa trong quá trình thay đổi.

Trở ngại thứ ba là quán tính tư duy cũ. Trong trường hợp của ĐBSCL để duy trì lối đi cũ, hàng loạt bài toán cần đặt ra như làm sao để bao đê chống lũ cho ruộng đồng khô ráo để trồng lúa mà lũ không gây ngập nơi khác, làm sao tiếp tục khai thác nước ngầm mà đồng bằng không sụt lún…

“Việc chuyển hướng phát triển của cả ĐBSCL theo Nghi quyết 120 có thể ví như chuyển hướng một con tàu rất lớn, rất nặng nề, đòi hỏi thời gian dài, có thể đến 10 năm, nhưng ít ra con tàu đang không tiếp tục lao theo hướng cũ nữa”, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đánh giá.

Zingnews
Đăng ngày 12/03/2021
Tuấn Hùng
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 19:25 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 19:25 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 19:25 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 19:25 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 19:25 24/04/2024