Nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Thiết Ðính

Từ năm 2005, anh Trần Công Bảo, ở khối Thiết Ðính Bắc, thị trấn Bồng Sơn (Hoài Nhơn) đã đầu tư lồng bè nuôi cá nước ngọt trên hồ thủy lợi Thiết Ðính đạt hiệu quả cao.

Nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Thiết Ðính
Anh Bảo đang cho cá ăn. Ảnh: D.B.S

Hồ thủy lợi Thiết Đính (trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn) được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1979 đến nay, bên cạnh cung cấp nước tưới cho hàng trăm hecta lúa, còn phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, cải thiện cuộc sống người dân địa phương.

Vừa cho cá ăn, anh Bảo cho biết, trước đây anh đã có thời gian nuôi cá trên các hồ đập tự nhiên, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, độ rủi ro cao dẫn đến thu nhập bấp bênh. Sau khi tìm hiểu, được sự thống nhất của chính quyền địa phương, đầu năm 2005, anh đã đầu tư hơn 50 triệu đồng xây dựng 1 bè nuôi cá với 3 ô lồng ở hồ Thiết Đính. Mỗi lồng anh thả nuôi từ 4.000 - 4.500 con cá, chủ yếu là cá điêu hồng và một ít cá trê lai.

Nhờ mặt hồ thoáng rộng và chỉ có một mình anh nuôi cá nên cá nuôi ít bị dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp. Để hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, anh cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên; thường xuyên vệ sinh lồng bè; phòng bệnh cho cá bằng cách treo túi vôi và trộn thêm vitamin C vào thức ăn cho cá.

Cũng theo anh Bảo, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đầy đủ thức ăn, môi trường nuôi không bị ô nhiễm, sau 6 tháng nuôi cá mới đảm bảo chất lượng thịt chắc và trọng lượng đạt từ 0,7 - 0,8 kg/con. Trung bình mỗi ô lồng cho sản lượng từ 800 - 950 kg cá thịt, với giá bán hiện nay từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 10 - 15 triệu đồng/lồng.

Từ năm 2011 đến nay, anh lắp đặt thêm 3 ô, nâng lên thành 6 ô nuôi, và nuôi gối đầu để tháng nào cũng có cá cung ứng cho các chủ vựa, nhà hàng… trong và ngoài huyện. Ngoài việc giữ được mối tiêu thụ, phương thức nuôi này giúp anh cầm chắc hàng tháng từ 10-15 triệu đồng tiền lãi. Bên cạnh nuôi cá, anh còn nuôi 6 bò thịt và bò sinh sản, cùng với 300 trụ tiêu và 3 ha keo lai ven hồ.

Ông Nguyễn Xuân Tú, Chủ tịch UBND thị trấn Bồng Sơn, cho biết: Hồ thủy lợi Thiết Đính có diện tích gần 30 ha và độ sâu trung bình từ 6 - 8 m, nguồn nước dồi dào quanh năm. Từ việc nuôi cá lồng hiệu quả trong nhiều năm qua của anh Bảo, thị trấn có hướng nhân rộng cho các hộ khác ở địa phương làm theo để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.                   

Báo Bình Định
Đăng ngày 07/05/2018
Diệp Bảo Sương
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:42 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 17:42 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 17:42 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 17:42 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 17:42 18/04/2024