"Nuôi tôm siêu thâm canh sẽ trở thành siêu ô nhiễm"

Đó là cảnh báo của ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu. Bởi, hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, siêu thâm canh mật độ cao chưa được quy hoạch. Nhiều tỉnh tăng trưởng nóng trong khi chưa thực hiện tốt xử lý môi trường.

nuôi tôm siêu thâm canh
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tăng trưởng nóng tại Cà Mau (ảnh Hữu Tùng)

Ùn ùn nuôi vì ít rủi ro, siêu lợi nhuận

Nếu trước năm 2017, tỉnh Cà Mau chưa tới 3.000ha nuôi theo mô hình này, thì đến đầu năm 2021, có đến trên 10.000ha được thực hiện mô hình siêu thâm canh. Tại Bạc Liêu hiện nay diện tích nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh lên đến trên 11.000ha; diện tích nuôi theo mô hình siêu thâm canh mật độ cao lên đến 2.250ha.

Điều đặc biệt là, trước đây chỉ có các doanh nghiệp mới thả nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh, nhưng hiện nay, hộ dân cũng thả nuôi theo mô hình này.

Ông Nguyễn Minh Luân, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là một trong những hộ đi đầu trong nuôi tôm siêu thâm canh tại địa phương.

Ông Luận phân tích: "Nuôi thâm canh tỷ lệ thành công chỉ khoảng 30-40%. Nuôi siêu thâm canh tỷ lệ thành công cao gấp 2 lần nuôi thâm canh. Trung bình người nuôi tôm có thể đạt năng suất 60-70 tấn/ha/năm. Cá biệt, có những hộ nuôi đạt khoảng 100 tấn/ha/năm. Với mức giá như hiện nay, lãi không dưới 1 tỉ đồng".

Ngoài Phú Tân, hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển mạnh tại huyện Cái Nước, có 275 hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích khoảng 400ha, đạt sản lượng trên 1.300 tấn. Ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết: Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của huyện chỉ chiếm khoảng 1% diện tích nhưng chiếm đến 5% sản lượng tôm địa phương. Mô hình đã góp phần quan trọng giúp tăng sản lượng tôm của địa phương.

Về hiệu quả của mô hình siêu thâm canh mật độ cao, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu phân tích: “Năm 2020, diện tích của mô hình thâm canh, bán thâm canh trên 11.000 nhưng sản lượng đạt 46.600 tấn, trong khi đó mô hình nuôi siêu thâm canh chỉ 2.200ha cho sản lượng đến trên 48.000 tấn. Điều này chứng tỏ mô hình siêu thâm canh mật độ cao góp phần đáng kể nâng sản lượng, chất lượng tôm nuôi”.

Hệ quả khó lường

Trước thực trạng tăng trưởng nóng đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Bạc Liêu lo lắng: “Bản thân tôi cũng nuôi, nhưng cũng không có quy hoạch. Nhiều người nuôi quá, trong khi yếu tố môi trường chưa đảm bảo. Việc xả thải ra môi trường nước xung quanh khiến nguồn nước ô nhiễm nặng”.

Ông Nhiệm kiến nghị cần có quy hoạch vùng nuôi, đảm bảo tăng trưởng hợp lý diện tích nuôi, không để người dân tự phát ùn ùn nuôi một cách thiếu kiểm soát.

Đồng quan điểm, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết: “Người dân thực hiện các loại hình này cần vốn nhưng trong chính sách vay hiện nay còn những tồn tại khiến người dân rất khó tiếp cận. Ngoài ra, cái khó cơ bản nhất hiện nay mà Cà Mau đang gặp phải là hạ tầng chưa theo kịp thực tế phát triển. Thời gian qua, tuy tỉnh đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng các yếu tố rất cần thiết để phát triển ngành tôm như giao thông, điện, đặc biệt là thủy lợi, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề này tỉnh không thể tự đầu tư nên cần được hỗ trợ phát triển, đặc biệt là từ Trung ương”.

Tại Cà Mau, hộ dân muốn triển khai nuôi tôm siêu thâm canh phải đăng ký, hộ nào không đảm bảo điều kiện hay gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hộ nuôi khác tỉnh kiên quyết xử lý. Tại Bạc Liêu cũng có những quy định, nhưng chế tài xử lý những hộ dân tự phát nuôi tôm siêu thâm canh chưa đủ mạnh. Bài toán môi trường cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh vẫn còn treo lơ lửng chưa có lời giải.

Báo Lao Động
Đăng ngày 15/01/2021
Nhật Hồ
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 13:49 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 13:49 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 13:49 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 13:49 19/03/2024