Ông Hai "Liên Xô" với mô hình nuôi lươn sinh sản cho thu nhập cao

Ông Đặng Văn Hai (sinh năm 1961), ngụ ấp 9B, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy thường được người dân địa phương gọi là ông Hai 'Liên Xô'. Ông là người đầu tiên trong xã nuôi lươn sinh sản thành công, cho thu nhập cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

Ông Hai "Liên Xô" với mô hình nuôi lươn sinh sản cho thu nhập cao
Ông Hai "Liên Xô" đang chọn lươn giống.

Mô hình nuôi lươn của ông được đông đảo người dân trong vùng biết đến và đã có nhiều nông dân đến học tập, trao đổi kinh nghiệm để về nuôi tại gia đình.

Trước khi đến với nghề nuôi lươn sinh sản, trên 5 công đất xung quanh nhà, ông Hai trồng chuyên canh mít Thái và dừa Xiêm. Nhờ có sức khỏe tốt, hàng ngày ông luôn miệt mài chăm sóc mảnh vườn nên năm nào vườn mít và dừa của ông cũng cho thu hoạch cao, kinh tế gia đình không ngừng phát triển và ông đã được công nhận là "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" cấp tỉnh.

Không dừng lại với việc phát triển vườn chuyên canh mít và dừa, sau nhiều trăn trở, suy nghĩ tìm hướng phát triển mới trên mảnh đất hiện hữu của mình, ông đã quyết định đầu tư thêm nghề nuôi thủy sản, mà cụ thể là nuôi lươn sinh sản, bởi lẽ vùng này lâu nay chưa thấy hộ nào nuôi, ông muốn là người tiên phong.

Nghĩ là làm, đầu năm 2017, qua tìm hiểu chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông đã đăng ký tham dự lớp dạy nghề nuôi lươn sinh sản do Hội Nông dân xã Mỹ Thành Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Sau khi học xong, ông về xây hồ nuôi tại gia đình, thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành khuyến nông.

Hiện nay, ông đang nuôi 300 cặp lươn sinh sản, mỗi cặp (một đực, một cái) nuôi trong diện tích 70cm2, mực nước từ 10cm đến 15cm, sử dụng nước giếng là tốt nhất (không phèn, mặn), nếu sử dụng nước sông phải lắng lọc trước khi sử dụng, nghĩa là phải đảm bảo độ PH trong khoảng từ 5,5 đến 8,5; tuyệt đối không để nước dơ (lươn dễ bị bệnh lở loét, sưng đầu).

Theo ông Hai, trọng lượng lươn cái sinh sản khoảng 200 gam/con - thời kỳ lươn đẻ năng suất cao nhất; bình quân ông vớt lươn con khoảng 1.000 con/ngày. Sau khi vớt ông tiếp tục nuôi từ 1,5 đến 2 tháng là bán lươn giống. Lươn giống con dài 10 cm, bán 3.000 đồng/con; lươn giống dài 20cm, bán 6.000 đồng/con.

Ông Hai "Liên Xô" cho biết, lươn con mới nở, ông cho ăn trùng chỉ, sau đó cho ăn trùng quế, đến 3 tháng cho ăn thức ăn công nghiệp (loại thức ăn viên 40o đạm, tùy theo lươn lớn hay nhỏ). Không cho lươn ăn vào ngày đầu tiên vì lươn cần thời gian để thích nghi với môi trường. Những ngày sau đó là giai đoạn bắt đầu cho ăn nuôi vỗ. Mới đầu lươn ăn rất ít, nên chỉ cần cho khoảng dưới 5% trọng lượng cơ thể. Thời gian cho ăn trong khoảng 2 tiếng. Có thể kèm các loại vitamin để tăng khả năng kháng bệnh cho lươn...Đặc biệt, người nuôi nên thường xuyên theo dõi sức ăn của lươn để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Không cho lươn ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm; đồng thời thay nước 1 lần/ngày. Nuôi vỗ lươn trong vòng 3 tháng là có thể đẻ trứng, không cần sự tác động của con người. Dấu hiệu nhận biết lươn đã đẻ là chúng ta quan sát thấy trên mặt bể có một mảng bọt nước, càng lúc càng to ra thì trong vòng một ngày lươn sẽ sinh sản. Quan sát kỹ vào ngày hôm sau sẽ thấy xuất hiện trứng lươn có màu hơi vàng, kích cỡ 0,35cm.

Thực tế từ mô hình nuôi lươn sinh sản của ông Hai "Liên Xô" ở xã Mỹ Thành Nam trong năm 2017, mặc dù là giai đoạn đầu thử nghiệm nhưng ông cũng đã xuất bán được 6.000 con lươn giống. Với lượng lươn sinh sản hiện có, dự kiến cuối năm 2018, ông tiếp tục xuất 20.000 con. Hàng năm, từ vườn mít Thái, dừa Xiêm và mô hình nuôi lươn sinh sản đã tạo thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng, có điều kiện xây nhà cửa khang trang, cuộc sống càng thêm sung túc.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thành Nam cho biết, hiện nay, phong trào nuôi lươn sinh sản và lươn thương phẩm đang phát triển mạnh do người nuôi có lãi khá; lươn dễ nuôi, ít rủi ro, đầu ra ổn định. Trên thị trường, lươn loại 1 có giá 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi khoảng 80.000 đồng/kg, đây là nguồn thu hấp dẫn đối với người nông dân.

Báo Tiền Giang
Đăng ngày 12/07/2018
Thái Nguyên
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:21 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:21 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:21 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:21 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:21 20/04/2024