Ra biển "săn" vẹm ở Quảng Ngãi

Những ngày này, khi thủy triều rút, nhiều người dân ở huyện đảo Lý Sơn lại rủ nhau ra các gành đá san hô để “săn” vẹm (hàu son). Việc đánh bắt loại nhuyễn thể đặc sản này giúp họ có thêm nguồn thu nhập trang trải để trang trải cuộc sống.

Ra biển "săn" vẹm ở Quảng Ngãi
Ra biển "săn" vẹm ở Quảng Ngãi


Khi thủy triều rút, trên những rạn đá san hô quanh đảo Lý Sơn ở nhiều khu vực lại trở nên nhộn nhịp với cảnh hàng chục người dân Lý Sơn đi “săn” vẹm (còn gọi là hàu son).  Hành trang họ mang theo rất đơn giản chỉ một chiếc liềm bẻ con ở mũi và một cái rổ nhựa hoặc chiếc giỏ nhựa để đựng “chiến lợi phẩm”.  Một buổi “săn” vẹm thường bắt đầu từ 13 giờ chiều đến đến tận chiều tà. Công việc này không khó, chỉ cần kinh nghiệm và sự khéo léo. Bởi vậy, hành nghề “săn” vẹm chủ yếu là chị em phụ nữ, số ít nam giới và một vài trẻ em. 


Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành đá san hô quanh đảo. Chúng sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Theo người dân nơi đây, Việc bắt vẹm thường diễn ra vào những ngày con nước chảy ròng mạnh từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, khi đó xung quanh đảo gành đá lô nhô lên, việc bắt vẹm mới dễ hơn.      


“Vẹm chỉ có một mùa, nên giá cả của vẹm tùy vào từng dịp mà lên xuống khác nhau. Bình quân mỗi ký vẹm có giá từ 80.000 đồng/kg- 100.000 đồng/kg. Nếu có sức và siêng thì ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn”- chị Phạm Thị Trang ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết.  


Vẹm sau khi được bắt về, dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu gạch rất tươi. Vẹm có vị ngọt, mằn mặn xen chút vị beo béo đặc trưng và chế biến được nhiều món ngon khác nhau như: xào, nấu cháo…


Dọc bờ biển đảo Lý Sơn được thiên nhiên ban tặng những rạn san hô với nhiều loại nhiễm thể, tôm cá khác nhau. Không biết từ bao giờ, người dân nơi đây bắt đầu khai thác loại thực vật biển giàu chất dinh dưỡng này, chỉ biết đây là nguồn thu nhập đáng kể của một bộ phận dân đảo tự bao đời nay. 


Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 06/07/2018
H.P
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:27 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:27 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:27 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:27 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:27 19/04/2024