Thay đổi tư duy trong sản xuất: Ðể có những vụ tôm thành công

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển khá rầm rộ. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại từ phong trào này chẳng đáng là bao. Một trong những nguyên nhân khiến nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh rơi vào cảnh khó khăn, ngoài thiên tai, dịch bệnh, còn có vấn đề quan trọng, đó là cách thức tổ chức sản xuất của chính người dân.

keo tom the
Nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, gia đình ông Tô Hoài Thương đạt lợi nhuận khá cao.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tới, ấp Tân Bình, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, gom hết toàn bộ vốn liếng sau bao năm tích luỹ từ hơn 1 ha nuôi tôm quảng canh để đào 2 ao tôm công nghiệp với diện tích gần 3.000 m2. 2 vụ nuôi liên tục đầu tiên trong những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 này gia đình anh được xem là khá thành công khi tôm không bị “gãy gánh” giữa đường như một số người hàng xóm. Mặc dù thành công nhưng mỗi lần nhắc về 2 vụ nuôi trước anh không có gì vui vẻ: “Dù tôm không chết nhưng vẫn xem như là thất bại”.

Phải "liệu cơm gắp mắm"    

Anh Tới cho biết thêm, trong 2 vụ nuôi đầu, sau gần 3 tháng thả nuôi, mỗi ao thu hoạch được khoảng 1,2 tấn tôm loại 85 con/kg. Tuy nhiên, vụ đầu tiên chỉ lấy lại vốn do đúng lúc giá tôm quá thấp (80.000 đồng/kg), còn vụ thứ 2 mỗi ao có lời khoảng 20 triệu đồng, chưa tính tiền công, nhất là bao đêm thức trắng. “Nuôi tôm công nghiệp mà lợi nhuận cỡ này thì xem như thất bại, chỉ đủ tiền thả lại giống cho vụ sau, còn tiền cải tạo phải bỏ thêm, nếu gãy thêm 1 đợt xem như thiếu nợ tiền thức ăn, thuốc, hoá chất là chắc”, anh Tới bộc bạch.

Một trong những nguyên nhân khiến việc nuôi tôm của gia đình anh không mang lại lợi nhuận do chi phí đầu vào quá cao. Kinh tế gia đình không phải thuộc hàng dư dả gì, vốn liếng bao năm tích luỹ chỉ đủ để đào ao, mua sắm quạt, một số vật dụng cần thiết khác và thả giống. Còn lại toàn bộ thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản phải mua thiếu từ các đại lý. Gọi là đại lý đầu tư nhưng giá mỗi ký thức ăn hay một chai thuốc anh phải chấp nhận cao hơn giá thị trường từ 10-15%.

Không chỉ thiếu vốn, phải chấp nhận giá thành đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao, mà ngay cả việc phối trộn thức ăn và số lượng cho ăn hiện nay của gia đình anh Tới cũng đang dẫn đến lãng phí. Hiện nay, 2 ao tôm thẻ chân trắng vụ 3 của gia đình anh Tới được hơn 2 tháng, tôm đang trong kích cỡ khoảng 90 con/kg.

Anh Tới cho biết, hiện mỗi ngày anh cho ăn khoảng 60 kg thức ăn. Nếu tính toán lại theo lượng tôm gia đình thả là 110.000 con thì hiện lượng tôm dưới ao của gia đình anh chỉ khoảng 1,2 tấn (trường hợp tỷ lệ sống đạt 100%). Như vậy, căn cứ theo công thức tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thì mỗi ngày chỉ cần cho ăn khoảng 40 kg là đủ. Như vậy, nếu đúng như lời anh chia sẻ thì hiện nay anh đang lãng phí một lượng lớn thức ăn mỗi ngày, đồng nghĩa với lợi nhuận của gia đình đang được chính anh bỏ đi hằng ngày dưới các đầm tôm.

Trong khi thức ăn hiện có giá khá cao, với khoảng 28.000-30.000 đồng/kg và chiếm khoảng 50% chi phí của 1 vụ nuôi, việc tính toán sai lệch như gia đình anh Tới không chỉ dẫn đến sự lãng phí lớn về tiền bạc mà còn mang lại hệ luỵ về môi trường ao nuôi trước mắt và lâu dài. Theo anh Tới, 1 vụ nuôi mỗi ao phải tiêu tốn khoảng 25-30 triệu đồng cho tiền hoá chất xử lý môi trường ao nuôi, thuốc thú y thuỷ sản...

Thay đổi cách thức tổ chức sản xuất

Cũng là loại hình nuôi công nghiệp, cùng đối tượng là con tôm thẻ chân trắng, nhưng những tháng đầu năm 2016 gia đình ông Tô Hoài Thương, ấp Tân Ðiền, xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, vô cùng phấn khởi khi tất cả 3 ao nuôi của gia đình đều mang lại hiệu quả cao. Ông Thương chia sẻ, trong vụ nuôi vừa qua, toàn bộ 3 ao nuôi của gia đình, trừ hết chi phí, mang về lợi nhuận trên 700 triệu đồng. Nếu so với gia đình anh Tới thì có sự khác biệt vô cùng lớn và sự khác biệt đó nằm ngay ở cách tổ chức sản xuất của 2 gia đình.

Ông Thương là thành viên của Tổ Nuôi tôm an toàn sinh học ấp Tân Ðiền. Ðể thành công như vụ nuôi vừa qua, các ao nuôi của gia đình được đầu tư khá bài bản. Bên cạnh hệ thống máy tạo ôxy, máy cho ăn tự động, gia đình ông còn đầu tư hệ thống kiểm tra bùn đáy ao; ao lắng được thả nuôi cá rô phi... Ðặc biệt, ông còn xây dựng cả khu vực trên 3.000 m2 trồng cây đước, mắm, làm nơi chứa để xử lý môi trường khi cải tạo ao. Có ghi chép sổ sách, không xả nước thải trực tiếp ra môi trường, phải có ao chứa nước thải, chủ động trong giám sát môi trường và dịch bệnh, không sử dụng kháng sinh, có sử dụng cá rô phi trong suốt quá trình nuôi để cải tạo môi trường.

“Sở dĩ có lợi nhuận cao là do chi phí đầu vào khá thấp, nhất là khoản kinh phí đầu tư cho các loại hoá chất, kháng sinh xử lý môi trường trong quá trình nuôi cũng như tình trạng dịch bệnh trên tôm rất thấp, kiểm soát được lượng thức ăn”, ông Thương chia sẻ kinh nghiệm.

Cũng với cách làm này, gia đình ông Võ Hoàng Danh cùng ấp đã mang về lợi nhuận bạc trăm triệu chỉ với 1.800 m2. Nhớ lại vụ thu hoạch hồi tháng 2 vừa rồi, ông Danh vẫn còn vô cùng phấn khởi. Với 180.000 con giống, chỉ sau 3 tháng thả nuôi thu hoạch 2,3 tấn, tôm đạt kích cỡ 63 con/kg. Ðây là sản lượng ngoài mong đợi của gia đình và là cao nhất mà 1 ao nuôi thu được kể từ khi gia đình biết nuôi tôm công nghiệp đến nay. Trên đà thành công của vụ nuôi trước, hiện gia đình đang tiếp tục phát triển mô hình này và tôm đã được gần 2 tháng tuổi, đang phát triển khá tốt, tiếp tục hứa hẹn 1 vụ nuôi thành công.

Cùng 1 loại hình nuôi, cùng 1 đối tượng, nhưng rõ ràng với cách thức tổ chức sản xuất khác nhau, lợi nhuận giữa anh Tới so với ông Thương, ông Danh là quá chênh lệch. Ít vốn nhưng lại gồng mình nuôi liều, khi thu hoạch lợi nhuận không cao như anh Tới là lý do khiến tỷ lệ treo đầm hiện nay khá cao, với trên 45% diện tích hiện có.

Theo Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, tỷ lệ treo ao hiện nay của các đầm công nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một phần do giá tôm chưa ổn định, nhưng chủ yếu là do người dân đang thiếu vốn. Sở đã có nhiều biện pháp để phát triển nghề nuôi tôm công nghiệp, trong đó, có việc phân loại hộ để khuyến cáo áp dụng mô hình nuôi mới hợp lý và hiệu quả hơn như: nuôi ao nhỏ có trải bạt, nuôi tôm an toàn, nuôi xen canh cá rô phi...

Nuôi tôm công nghiệp là lĩnh vực được xem là chủ đạo cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc tìm ra một hướng đi mới, một mô hình mới hiệu quả hơn đang là vấn đề bức thiết hiện nay để nghề nuôi phát triển bền vững trong tương lai./.

Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng, hiện nay tốc độ lan toả của các mô hình nuôi ao nhỏ có trải bạt, nuôi tôm an toàn, mô hình nuôi xen canh cá rô phi... còn chậm. Ông Sử thừa nhận, việc này có trách nhiệm từ ngành NN&PTNT. Thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của sở đẩy nhanh phát triển các mô hình hiệu quả hiện nay trong điều kiện nghề nuôi đang đối diện với nhiều khó khăn.

Báo Cà Mau, 12/05/2016
Đăng ngày 13/05/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:19 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:19 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:19 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:19 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:19 29/03/2024