Thiếu hụt Mg2+ trong ao nuôi tôm thẻ độ mặn thấp

Sự thiếu hụt Mg2+ trong nước có độ mặn thấp đã làm giảm sự tăng trưởng của tôm thẻ.

tôm thẻ
Mg2+ trong nước ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ.

Hiện nay tôm thẻ chân trắng có xu hướng nuôi ở các vùng xa biển hoặc ao trong đất liền với nước có độ mặn thấp (1-6g/L). Một trong những vấn đề lớn là thành phần ion của nước không tối ưu. Chính vì thế đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ thức ăn, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Đặc biệt các tầng chứa nước có độ mặn thấp trong đất liền dùng để nuôi tôm thẻ có nồng độ Mg2+ rất khác nhau và cực kỳ thiếu hụt ở hầu hết các trang trại.

Mg2+ là yếu tố qua trọng thứ 2 của các enzyme liên quan trong chuyển hoá carbohyrate, protein và lipid. Nó cần thiết để hình thành phức hợp ATP-Mg2+, đặc biệt là nồng độ Mg2+ đối với  enzyme Na+/K+ ATPase và Mg2+-ATPase, cả hai đều quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và nồng độ ion trong quá trình thích nghi với môi trường có độ mặn thấp (3g/L). Trong quá trình lột xác, tôm hấp thụ một lượng lớn Mg2+ và Ca2+ để khoáng hóa bộ xương ngoài của chúng. Do đó, việc bổ sung khoáng cho tôm trong quá trình lột xác là rất cần thiết.

Kết thúc thí nghiệm (6 tuần), nước có nồng độ Mg2+ là 129 và 100 mg/L cho trọng lượng cuối, tăng trọng và tỷ lệ tăng trọng cao hơn đáng kể so với năng suất tăng trưởng của tôm nuôi ở mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy FCR của nước có hàm lượng Mg2+ là 129 và 100 mg/L thấp hơn so với mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn (30 mg/L, 17 mg/L…). Không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ sống sót giữa các nghiệm thức. Trong quá trình thử nghiệm, mức DO, nhiệt độ, độ mặn, pH, TAN và nitrit được duy trì trong phạm vi chấp nhận được đối với tôm thẻ. Giá trị độ kiềm của nước nuôi vẫn nằm trong khoảng 80–100 mg/L trong quá trình thử nghiệm.

Có nhiều trang trại, nuôi tôm độ mặn thấp với nồng độ K+ hoặc Mg2+ trong nước thấp hơn mức lý tưởng so với nước biển trong khi độ mặn tương tự nhau. Do đó, buộc người nuôi phải điều chỉnh nồng độ ion của nước nuôi để giống với nước biển (tỷ lệ Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ ở độ mặn 1g/L lần lượt là 304,35; 11,01; 11,59 và 39,13 mg/L). Tỷ lệ này được tìm thấy trong nước biển có lẽ là giá trị tham khảo an toàn nhất để tôm thẻ đạt được sự sống sót và tăng trưởng tối ưu. Một nghiên cứu trước đó, đã quan sát thấy tăng trưởng của tôm trong nước nuôi có độ mặn thấp khi nồng độ Mg2+ cao nhất (160 mg/L) cho tăng trọng lớn nhất, trong khi với nồng độ Mg2+ thấp nhất  (10 mg/L) khiến tôm tăng trọng thấp nhất.

Mặc dù không rõ lý do chính xác cho việc giảm năng suất của tôm nuôi trong nước có độ mặn thấp với hàm lượng Mg2+ thấp, nhưng việc tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì sự điều hòa thẩm thấu do nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể là lý do hợp lý nhất. Do đó giảm nồng độ Mg2+ trong môi trường có thể đã làm gián đoạn hoạt động của enzyme Na+/K+ ATPase trong mang, dẫn đến rối loạn chức năng điều hòa thẩm thấu ở tôm. Nồng độ thẩm thấu của haemolymph thấp hơn đáng kể và khả năng điều hòa thẩm thấu của tôm được nuôi trong nước nuôi có nồng độ Mg2+ dưới mức tối ưu trong nghiên cứu hiện tại ủng hộ lập luận này.

Ngoài ra, hiệu suất tăng trưởng thấp đáng kể của tôm ở nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể do sự thiếu hụt Mg2+ trong haemolymph để thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể bao gồm cả tăng trưởng. Căng thẳng do thay đổi độ mặn hoặc thành phần ion của nước nuôi có thể làm thay đổi năng lượng của động vật và cuối cùng dẫn đến sự biến đổi trong tăng trưởng và tỷ lệ sống. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống của tôm không khác biệt đáng kể vào cuối thử nghiệm (6 tuần) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống của tôm trong các giai đoạn sau, tại các trang trại nuôi tôm thương phẩm có thể do tôm phơi nhiễm kéo dài (> 16 tuần) với mức Mg2+ cực thấp trong điều kiện độ mặn thấp.

The effects of magnesium concentration in low‐salinity water on growth of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) by Harsha S. C. Galkanda‐Arachchige,  Luke A. Roy, D. Allen Davis

Đăng ngày 25/11/2020
Sương Phạm
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:05 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:05 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:05 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:05 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:05 29/03/2024