Thức ăn công nghiệp nuôi cá chình: Góp phần giảm chi phí

Thạc sĩ Hoàng Văn Duật (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) và các cộng sự vừa thực hiện thành công dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”. Kết quả của dự án đã bổ sung thêm công nghệ mới, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất thức ăn cho cá chình, góp phần giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển theo hướng bền vững.

Thức ăn công nghiệp nuôi cá chình: Góp phần giảm chi phí
Một thành viên của nhóm nghiên cứu cho cá chình ăn bằng thức ăn công nghiệp.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá chình ở nước ta phát triển nhanh chóng với gần 40 tỉnh, thành có người nuôi cá chình. Tuy nhiên, công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thức ăn cho cá chình vẫn chủ yếu sử dụng cá tạp, vì vậy khó kiểm soát môi trường, dịch bệnh, năng suất và hiệu quả thấp. Thực tế, đã có một số cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá chình, nhưng còn phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài, giá thành cao.

Nhằm giúp nghề nuôi cá chình nước ta phát triển bền vững, cuối năm 2015, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III chủ trì thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, nhóm đã nghiên cứu thành công mô hình thiết bị dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình năng suất 500kg/giờ. Thạc sĩ Hoàng Văn Duật cho biết, việc ương giống cá chình cho ăn thức ăn của dự án, tốc độ tăng trưởng đạt 0,68g/ngày, tỷ lệ sống 95,82%; nuôi thương phẩm đạt 3,32g/ngày, tỷ lệ sống 94,73%. Tổng vốn đầu tư mô hình dây chuyền sản xuất hơn 15 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư xây dụng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền sản xuất thức ăn 4,5 tỷ đồng, vốn đầu tư sản xuất hơn 10,5 tỷ đồng. Sản phẩm đạt 1.000 tấn/năm (200 tấn cho cá chình giống và 800 tấn cho cá chình thương phẩm); giá thành khoảng 44,2 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá giống, 40 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá thương phẩm, thấp hơn thức ăn nhập ngoại từ Trung Quốc 25% (55 và 50 triệu đồng/tấn); giá bán sản phẩm thức ăn cá giống khoảng 48,7 triệu đồng/tấn và cá thương phẩm 44 triệu đồng/tấn. Doanh thu đạt hơn 4 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 10% trên chi phí, thời gian hoàn vốn khoảng 40 tháng.

Công nghệ của dự án sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình, cung cấp cho người nuôi, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu. Đồng thời, tận dụng được nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất thức ăn cho cá chình, góp phần giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất, tạo đà phát triển vững chắc cho nghề nuôi cá chình của nước ta. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá chình sẽ tác động tích cực đến môi trường, hạn chế đánh bắt, khai thác cá nhỏ, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Bởi, để có 10.000 tấn cá chình/năm thì cần khoảng 100.000 tấn cá tạp, nhu cầu về lượng cá tạp khai thác để cung cấp rất lớn.

Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân (có trang trại chuyên nuôi cá chình tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) là đơn vị đầu tiên ứng dụng kết quả nghiên cứu của dự án để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình. Sau khi công ty ứng dụng thành công, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nuôi cá chình, có nhu cầu tiếp nhận công nghệ của dự án để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn quy mô trang trại như: Công ty Cổ phần Khoáng sản Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa); Công ty TNHH Dịch vụ Kim Long Việt Nam (tỉnh Quảng Bình), Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Phú Yên (tỉnh Phú Yên), Công ty Cổ phần Việt Tam Nông (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Công ty TNHH Thành Công MSM (tỉnh An Giang)... Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã lập tờ khai đăng ký sáng chế gửi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký quyền sở hữu công nghiệp công thức thức ăn cho cá chình và quy trình sản xuất thức ăn. Hiên nay, sáng chế đã được chấp nhận đơn hợp lệ và đang trong thời gian thẩm định nội dung.

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn cho cá chình chủ yếu: bột trùn quế, bột cá Kiên Giang, bột phụ phẩm cá đông lạnh sấy khô, bột gluten lúa mì; cám gạo trích ly, bột khoai mì biến tính và bột bắp biến tính; dầu cá ngừ và dầu đậu nành; khoáng, vitamin tổng hợp, chất phụ gia, Enzym Feed... Thức ăn có kích thước nhỏ (độ mịn cao), tương đương với kích thước hạt thức ăn cho cá chình nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn đạt theo yêu cầu của dự án, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường. 

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 12/03/2019
Cẩm Vân
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:53 29/03/2024